Top 5 phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất (cập nhật 2021)

Trên thị trường đang có rất nhiều phần mềm quản lý bán hàng được cung cấp bởi nhiều đơn vị khác nhau, từ cá nhân cho đến công ty. 

Các phần mềm quản lý bán hàng hiện nay đều sở hữu những chức năng cơ bản. Như là: quản lý hàng hoá theo mã vạch hoặc mã SKU, quản lý tồn kho, quản lý đơn hàng, trả hàng, nhập hàng, quản lý nhà cung cấp, khách hàng, nhân viên, quản lý thu chi, dòng tiền và báo cáo. Vì vậy, chắc hẳn bạn đang cảm thấy phân vân vì có quá nhiều sự lựa chọn. Và rất khó để chọn cho mình một phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất.

Ưu nhược điểm của top 5 phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất hiện nay dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Ưu nhược điểm của top 5 phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất hiện nay dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Trong bài viết dưới đây, SUNO sẽ không nhắc đến các tính năng cơ bản nữa. Thay vào đó, chỉ tập trung phân tích cho các bạn biết được các ưu nhược điểm nổi trội của top 5 phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất. Và được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Phù hợp cho những công ty quy mô vừa và nhỏ. Hay những cửa hàng, hộ kinh doanh cá nhân có quy trình hoạt động bán hàng đơn giản.

1. Phần mềm quản lý bán hàng SUNO.vn

Website: https://www.suno.vn/

Phần mềm quản lý bán hàng SUNO.vn được thành lập vào năm 2014 bởi Công ty Cổ phần Công nghệ SUNO. Với tiêu chí trở thành công ty cung cấp giải pháp phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất sử dụng công nghệ điện toán đám mây.

Cùng sứ mệnh mang đến cho khách hàng một phần mềm đơn giản, dễ sử dụng, chi phí vận hành thấp nhưng vô cùng hiệu quả. Cho đến nay, SUNO.vn xứng đáng là phần mềm quản lý bán hàng đơn giản dùng cho các cửa hàng, các shop bán buôn.

Ưu điểm:

  • Cũng như các phần mềm tương tự khác, SUNO.vn hoạt động trên nền web. Có thể quản lý mọi hoạt động bán hàng thông qua mọi thiết bị thông minh như điện thoại, tablet, laptop.
  • Phần mềm bán hàng SUNO.vn cũng cho phép tích hợp với các thiết bị bán hàng như máy in – quét mã vạch, máy in hóa đơn… giúp cửa hàng trở nên chuyên nghiệp hơn.
  • Đặc biệt là các chủ shop cửa hàng bách hóa, siêu thị mini nên sử dụng phần mềm SUNO. Vì tính năng tích hợp với cân điện tử giúp tối ưu hóa quy trình bán hàng, rút ngắn thời gian bán hàng nhất.
  • Tích hợp đồng bộ đơn hàng giữa phần mềm với kênh Website và Fanpage. Đồng thời phần mềm quản lý bán hàng SUNO cũng có tích hợp đơn vị vận chuyển, giúp chủ shop quản lý tình trạng đơn hàng nhanh chóng hơn.
  • Ngoài ra, gần đây phần mềm SUNO cũng mới ra mắt tính năng tích hợp với công cụ quản lý bán hàng trên Fanpage. Giúp tạo đơn hàng, quản lý đơn hàng, thông tin khách hàng, quản lý nhiều Fanpage cùng một lúc tập trung tại một nơi.
  • Phần mềm bán hàng SUNO.vn đã tích hợp nhiều kênh bán hàng như: Facebook fanpage; rao bán hàng trên zalo official page; bán hàng trên sàn thương mại điện tử shopee.
  • Tích hợp với các đơn vị vận chuyển: Giao hàng tiết kiệm, ViettelPost Giao hàng nhanh,

Nhược điểm:

  • Hiện phần mềm quản lý bán hàng SUNO chưa có tích hợp đồng bộ với các sàn thương mại điện tử.
  • Phần mềm bán hàng SUNO cũng mới hỗ trợ 4 hình thức thanh toán. Đó là tiền mặt, thẻ, chuyển khoản và đổi điểm.

2. Phần mềm quản lý bán hàng KiotViet:

Website: kiotviet.vn

Phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất đầu tiên phải nhắc đến KiotViet. Có lẽ cái tên KiotViet đã khá quen thuộc. Ít nhiều gì bạn đều từng nghe đến mỗi khi nhắc đến phần mềm bán hàng.

KiotViet xuất hiện khá sớm trên thị trường. Phần mềm quản lý bán hàng KiotViet được phát triển bởi Công ty Cổ phần Phần mềm Citigo. Sau nhiều năm hoạt động thì KiotViet đã sở hữu một lượng người dùng rất đông đảo.

Ưu điểm:

  • Phần mềm phù hợp với đa số ngành nghề, như thời trang, tạp hoá, siêu thị, mỹ phẩm, điện tử…. cả bán buôn và bán lẻ.
  • Phù hợp với những doanh nghiệp, chủ shop chỉ tập trung vào bán tại cửa hàng, quản lý đa chi nhánh. Nếu bạn chỉ bán hàng tại cửa hàng và không có ý định mở rộng kinh doanh như bán hàng online thì KiotViet là lựa chọn khá tốt.
  • Phần mềm KiotViet có thể phân quyền chi tiết cho từng tài khoản. Không cần phải là tài khoản chủ cửa hàng mà tài khoản nhân viên cũng có thể xóa, sửa đơn hàng nếu được cấp quyền.
  • KiotViet chỉ cung cấp một màn hình duy nhất cho cả bán hàng online và bán tại cửa hàng. Điều này có ưu điểm là người dùng chỉ cần làm quen với một màn hình tạo đơn bán hàng duy nhất.
  • Bán hàng ngay cả khi mất kết nối Internet.

Nhược điểm:

  • Như đã nói ở trên, phần mềm KiotViet chỉ phù hợp với những ai đang bán hàng offline tại cửa hàng. Còn sau này, khi việc kinh doanh phát triển đến một mức độ nào đó sẽ không thể thiếu việc phát triển online. Lúc này sẽ gây khó khăn trong khâu quản lý, báo cáo. Vấn đề phát sinh là không tách bạch được các báo cáo về bán hàng tại cửa hàng và bán hàng online. Dẫn đến sẽ khó đo lường hiệu quả riêng của từng kênh.
  • Việc phân quyền chi tiết cho từng tài khoản cũng gây ra nhược điểm. Đó là khó kiểm soát nếu nhân viên không trung thực và có ý định gian lận.
  • Ngoài ra, phần mềm KiotViet có giao diện quản trị chưa được hiện đại, thân thiện. Các phần được bố cục khá phức tạp. Các báo cáo cũng chưa trực quan. Không có báo cáo chuyên sâu. Giao diện quản lý trên điện thoại cũng không được hiển thị tốt như trên máy tính.
  • Phần mềm không hỗ trợ bán hàng online. Không kết nối với vận chuyển nếu shop có nhu cầu ship hàng.
  • Bên cạnh đó, các phương thức thanh toán của KiotViet cũng hạn chế. Chỉ mới hỗ trợ 3 hình thức là tiền mặt, thẻ và chuyển khoản.
  • Về dịch vụ chăm sóc khách hàng, hỗ trợ kỹ thuật thì có hơi chậm. Có thể do có nhiều khách hàng sử dụng nên mức độ tiếp cận thông tin và xử lý vấn đề bị chậm hơn.

3. Phần mềm quản lý bán hàng Sapo:

Một trong những phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất đang được khá nhiều khách hàng biết đến chính là Sapo. Hiện tại, phần mềm Sapo chủ yếu tập trung cung cấp giải pháp bán hàng đa kênh.

Với nền tảng quản lý và bán hàng tổng thể (Omnichannel) từ online đến offline. Sapo kết hợp website bán hàng, fanpage và các kênh thương mại điện tử dành cho các doanh nghiệp bán lẻ.

Ưu điểm:

  • Có thể nói ưu điểm lớn nhất của phần mềm Sapo chính là hỗ trợ quản lý bán hàng đa kênh. Đồng bộ đơn hàng từ cách kênh khác nhau như website, facebook, sàn TMĐT.
  • Phần mềm còn có ưu điểm nổi bật là tích hợp đơn vị vận chuyển. Đơn hàng sau khi tạo trên phần mềm sẽ được xử lý. Đồng thời chuyển ngay lập tức đến các đối tác vận chuyển. Giúp các chủ shop rút ngắn quy trình giao hàng. Từ đó nắm bắt chính xác trạng thái của đơn hàng.
  • Phần mềm Sapo tách biệt màn hình bán hàng tại cửa hàng và bán online. Nhờ vậy, giúp chuyên biệt hóa các tính năng. Thông tin chuyên môn bán hàng của từng bên. Dễ dàng báo cáo riêng biệt về hóa đơn, doanh thu. Và đo lường được hiệu quả giữa 2 kênh online và offline.
  • Cung cấp đa dạng các phương thức thanh toán. Bao gồm: thanh toán bằng tiền mặt, chuyển khoản, quẹt thẻ, COD, thanh toán bằng điểm. Mới đây Sapo bổ sung hình thức thanh toán qua QR Code.

Nhược điểm:

  • Giao diện phần mềm Sapo tuy đẹp mắt nhưng menu hiển thị khá nhiều mục. Vì vậy, người xem sẽ khó nhớ khi mới nhìn vào.
  • Quá nhiều loại báo cáo (hơn 20 loại báo cáo). Có thể nên bỏ bớt hoặc ẩn đi vì nhiều báo cáo không thực sự cần thiết.
  • Phần mềm Sapo chỉ phân quyền cho nhân viên đến các tính năng như vai trò, chi nhánh. Thao tác nhân viên trong trang tính hiện vẫn chưa ổn định, cần cải tiến thêm.

4. Phần mềm quản lý bán hàng Nhanh.vn

phần mềm Nhanh còn nhiều phức tạp cho người dùng

Phần mềm Nhanh.vn là dự án được ra đời vào năm 2011 của tập đoàn VNP Group. Cũng giống như Sapo, Nhanh.vn là phần mềm quản lý bán hàng đa kênh.

Nhanh.vn cung cấp cách dịch vụ chủ yếu gồm: phần mềm quản lý bán hàng, thiết kế web, phần mềm quản lý page Facebook và dịch vụ vận chuyển. Đây là phần mềm quản lý bán hàng đa kênh được đánh giá khá hiệu quả trên thị trường hiện nay.

Ưu điểm:

  • Điểm cộng lớn nhất của phần mềm Nhanh.vn đó là liên kết và trở thành đối tác, cung cấp dịch vụ vận chuyển cho khách hàng sử dụng phần mềm.
  • Vì là phần mềm quản lý bán hàng đa kênh. Nên Nhanh.vn có ưu điểm khá tiện dụng cho các chủ shop đang bán hàng trên nhiều kênh khác nhau. Đó là đồng bộ đơn hàng từ website, Facebook, sàn TMĐT.
  • Phần mềm cũng có tích hợp công cụ quản lý bán hàng trên Facebook. Gồm các tính năng nổi trội như quản lý comment / inbox, ẩn comment tự động, tránh cướp khách, trả lời nhanh với tin nhắn mẫu, quản lý đơn hàng, thông tin khách hàng, quản lý nhiều Fanpage cùng một lúc tập trung tại một nơi.

Nhược điểm:

  • Giao diện của phần mềm Nhanh.vn sử dụng menu ngang, chia tách các tính năng. Đã vậy còn hiển thị quá nhiều trường thông tin trong mỗi mục. Làm cho người dùng cảm thấy nhìn còn rối hơn cả Sapo. Thường thì nên để menu dọc, sẽ thuận tiện hơn.
  • Có lẽ Nhanh.vn quá tham khi đưa rất nhiều thuộc tính vào bộ lọc. Khiến cho người dùng mới sử dụng sẽ rất bối rối, không biết phải sử dụng ra sao. Thao tác bán hàng cũng chưa được tối ưu do ít phím tắt.
  • Chi phí phần mềm khá cao so với mặt bằng chung trên thị trường (tầm hơn 500,000/tháng, thanh toán tối thiểu 6 tháng – 1 năm).

5. Phần mềm MShopKeeper của Misa

Website: mshopkeeper.vn

Phần mềm MShopKeeper do Công ty Cổ phần Misa phát hành được ra mắt vào tháng 11/2017. Phần mềm ban đầu chỉ đáp ứng các tính năng cho nhu cầu bán hàng cơ bản. Như là quản lý hàng hóa, tồn kho bằng mã vạch, mã SKU, tính tiền, thu ngân, báo cáo thu chi, lãi lỗ.

Đến nay, phần mềm đã có nhiều cải tiến, tích hợp thêm các tính năng mới. Trong đó có quản lý bán hàng đa kênh (OCM). Cung cấp nền tảng quản lý tập trung cho nhà bán lẻ. Từ các mạng xã hội, sàn thương mại điện tử, website cho đến cửa hàng. Tương tự như Sapo và Nhanh.vn.

Ưu điểm:

  • Ưu điểm lớn nhất của phần mềm MShopKeeper là được kế thừa từ nền tảng phần mềm kế toán Misa. Nên nó có thể quản lý tiền mặt và báo cáo bán hàng chính xác, chuyên nghiệp, chuẩn quy trình nhất.

Nhược điểm:

  • Vẫn theo lề lối quy trình của Misa, nên phức tạp khó dùng với các shop nhỏ lẻ
  • Hiện tính năng quản lý bán hàng đa kênh của MShopKeeper dù đã được đưa vào sử dụng nhưng vẫn mang tính beta (thử nghiệm). Do đó chưa hoàn thiện, phát sinh lỗi nên cần cải thiện thêm.

Lời kết:

Trên đây là top 5 phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất, phù hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay. Nhìn chung, mỗi phần mềm quản lý bán hàng này đều có những ưu, nhược điểm riêng. Và luôn trong quá trình được cải thiện liên tục. Mang đến cho người dùng những trải nghiệm chất lượng nhất.

Mong rằng qua bài viết này sẽ giúp bạn có thêm thông tin. Từ đó quyết định, lựa chọn được phần mềm quản lý bán hàng, phù hợp với nhu cầu, định hướng và mục đích sử dụng của bạn nhé!

Từ khóa:

Bài Trước

Bài Tiếp Theo

Bán hàng:

Looking for 

Retirement Advice?

FREE

Tải MIỄN PHÍ ebook cẩm nang

quản lý kho, hàng hoá hiệu quả