Làm thế nào để “số hóa” trải nghiệm trong cửa hàng?

Tại Việt Nam kinh doanh online chỉ chiếm khoảng 3% tổng doanh thu ngành bán lẻ. Tuy nhiên thương mại điện tử vẫn đang phát triển với tốc độ rất nhanh. Không những vậy nó còn cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm mới, những trải nghiệm mua sắm hiện đại, những trải nghiệm mà cửa hàng truyền thống trước đây chưa làm được.

số hóa trải nghiệm trong cửa hàng

Vậy thì các cửa hàng Offline phải làm gì để bắt kịp xu hướng và tránh khỏi nguy cơ bị “đào thải” trong tương lai? Câu trả lời rất đơn giản. Bạn chỉ cần “số hóa” trải nghiệm trong cửa hàng, làm sao cho nó “giống” một cửa hàng online. Và để làm được điều đó cửa hàng của bạn cần phải đảm bảo các yếu tố dưới đây:

Nhanh và tiện

Một trong những ưu điểm của cửa hàng online đó là sự nhanh chóng và thuận tiện. Khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm, so sánh và đặt bất cứ sản phẩm nào mình cần chỉ với vài từ khóa. Đây cũng chính là điều chúng ta nên học hỏi.

trải nghiệm trong cửa hàng phải nhanh và tiện lợi

Bạn phải làm sao để mọi trong cửa hàng của bạn từ việc tìm kiếm, so sánh sản phẩm, hỗ trợ, thanh toán… đều phải nhanh, phải dễ dàng và thuận tiện cho khách.

Ví dụ:

  • Trưng bày hàng hóa theo từng khu vực, treo biển hướng dẫn, tạo lối đi rộng… để khách hàng dễ dàng tìm kiếm sản phẩm. Ghi nhớ tất cả các khu vực trưng bày để có thể hỗ trợ cho khách khi cần thiết (phải biết sản phẩm nằm ở đâu nếu khách hỏi).
  • Tính tiền nhanh bằng phần mềm, hỗ trợ nhiều hình thức thanh toán…
  • Hỗ trợ giao hàng tận nơi
  • Hỗ trợ đặt hàng trước trên website sau đó đến cửa hàng nhận hàng
  • Bán hàng đa kênh

Đọc thêm: Những sai lầm tai hại khi trưng bày hàng hoá

Nếu có điều kiện, bạn cũng có thể sử dụng một phần mềm quản lý bán hàng trên di động để việc quản lý cửa hàng, bán hàng và hỗ trợ khách hàng trở nên đơn giản, nhanh chóng hơn.

Tính cá nhân

Nếu để ý một tí bạn sẽ thấy các trang web bán hàng online thường có mục “sản phẩm đề xuất”. Ở phần này, trang web sẽ đề xuất cho họ những sản phẩm liên quan với sản phẩm họ đang xem hoặc đã mua trong quá khứ, đề xuất những sản phẩm thay thế cho sản phẩm khách tìm nhưng không có hoặc hết hàng… Cửa hàng offline cũng có thể làm được điều này.

cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng

Khi khách mua hàng, hãy đề xuất cho khách những sản phẩm đi kèm.

Ví dụ: Khách mua điện thoại thì đề xuất, khuyến khích khách mua thêm ốp ưng, miếng dán, gậy selfie… Khách mua quần áo thì khuyến khích mua thêm ví, nón, thắt lưng…

Sử dụng lịch sử mua hàng của khách (được lưu trên mục khách hàng của phần mềm quản lý bán hàng) để đề xuất sản phẩm cho khách.

Ví dụ: Tra lịch sử mua hàng bạn thấy tuần nào khách cũng mua giấy vệ sinh. Tuần này khách vẫn mua hàng nhưng lại không thấy mua giấy. Hãy nhắc khéo họ “ủa tuần này chị không mua giấy vệ sinh à?”. Lỡ họ quên mua thì bạn đã nhắc cho họ nhớ. Hoặc nếu không phải đi chăng nữa thì với câu nói đó bạn sẽ biết được lý do vì sao tuần này khách không mua. Và trong cả hai trường hợp này, bạn đều để lại ấn tượng tốt trong mắt khách hàng.

Đọc thêm: 5 điều nhà bán lẻ có thể học từ những cửa hàng online

Tính hiện đại

Và tất nhiên, để “số hóa” thì chúng ta không thể bỏ qua yếu tố hiện đại. Tùy vào nhu cầu, quy mô hiện tại mà bạn có thể chọn cho mình những công nghệ, trang thiết bị phù hợp (phần mềm bán hàng, camera, máy quét mã vạch, cổng từ,…) để “nâng cấp” cửa hàng của mình.

Đọc thêm: Các trang thiết bị cần thiết cho cửa hàng bán lẻ

“Số hóa” là điều nên làm cho cửa hàng để có thể tồn tại và cạnh tranh lâu dài. Tuy nhiên bạn không nên đầu tư “gấp gáp” mà nên thay đổi dần dần, xem xét cái gì cần thiết cái gì không, cái nào hiệu quả cao, cái nào hiệu quả thấp… Tránh đầu tư quá trớn vào những thứ không cần thiết gây tổn thất cả về thời gian lẫn tiền bạc.

 

Từ khóa:

Bài Trước

Bài Tiếp Theo

Bán hàng:

Looking for 

Retirement Advice?

FREE

Tải MIỄN PHÍ ebook cẩm nang

quản lý kho, hàng hoá hiệu quả