Trước sự đổ bộ của những loại thực phẩm không rõ nguồn gốc khiến người tiêu dùng vô cùng e ngại về vấn đề vệ sinh, an toàn. Khách hàng có xu hướng “săn” thực phẩm “xanh”, “sạch” cho gia đình, đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên Đán cận kề. Nhu cầu người tiêu dùng được đẩy cao tạo ra mảnh đất màu mỡ cho lĩnh vực kinh doanh thực phẩm sạch phát triển.
1. Nhu cầu “săn” thực phẩm sạch, thực phẩm organic ăn Tết tăng mạnh
Vấn đề thực phẩm sạch, an toàn đang là mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng. Tình trạng thực phẩm “bẩn” tràn lan trên thị trường khiến nhiều gia đình lo lắng. Chính điều này đã tạo nên cơn sốt “săn” thực phẩm sạch cho Tết cổ truyền. Hút hàng nhất là các loại heo rừng F1 được nuôi tại trang trại và rau sạch.
Lùi lại vài năm về trước, nhu cầu thực phẩm sạch chỉ bó hẹp ở phân khúc cao cấp. Nhưng đến thời điểm hiện nay, thị trường càng “nở rộ” hướng tới đông đảo người dùng. Theo chia sẻ của nhiều chủ kinh doanh thực phẩm sạch, những ngày cận Tết đơn đặt thịt “sạch” của giới công chức, văn phòng đang “bùng nổ”. Thị trường thực phẩm sạch không ngừng lớn mạnh khi nhu cầu đã được đẩy lên mức cao nhất từ trước đến nay.
Ngoài “săn” thịt sạch, chuẩn bị rau sạch cho bữa ăn ngày Tết cũng là mối quan tâm của nhiều gia đình. Mặc dù giá bán có cao hơn so với rau thông thường bán ở chợ. Nhưng tâm lý của người dùng đã có xu hướng chọn mặt hàng “đáng đồng tiền bát gạo”. Thay vì ưu tiên những các sản phẩm giá rẻ như trước đây.
Các loại rau sạch được dán nhãn đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ chiếm được sự tin tưởng của người tiêu dùng tốt hơn. Nếu chọn hướng kinh doanh sản phẩm nhà vườn tự trồng, bạn nên bắt đầu phát triển việc kinh doanh từ mối quan hệ sẵn có để xây dựng sự tin tưởng từ người mua.
Trên thực tế, nhu cầu thực phẩm sạch không chỉ hút hàng vào dịp Tết. Theo kết quả khảo sát, người tiêu dùng đã bắt đầu quan tâm đến thực phẩm organic trong bữa ăn hằng ngày với nhiều lý do như vấn đề sức khỏe và môi trường.
Nhu cầu sử dụng thực phẩm “xanh” gia tăng ở tất cả các mặt hàng không chỉ ở rau và trái cây. Đặc biệt, kết quả khảo sát cho thấy, khi người tiêu dùng chuyển sang sử dụng sản phẩm organic họ hiếm khi quay lại sử dụng sản phẩm thông thường ngay khi túi tiền hạn hẹp. Xu hướng này mở ra tiềm năng lớn cho lĩnh vực kinh doanh thực phẩm sạch trong những năm sắp tới.
2. Những yếu tố cần quan tâm khi kinh doanh thực phẩm sạch
Người tiêu dùng Việt ngày càng chuộng các loại thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, hay chứng chỉ vệ sinh an toàn. Tuy nhiên, không phải chỉ cần hội tụ được các yếu tố đó thì việc kinh doanh sẽ thành công. Trước nhu cầu thị trường, các cửa hàng thực phẩm sạch mọc lên ngày càng nhiều. Tâm lý của người mua đều chọn những nơi họ thấy tin cậy, hoặc qua người thân giới thiệu chứ không phụ thuộc vào quy mô cửa hàng. Dưới đây là những yếu tố cần quan tâm để kinh doanh thực phẩm sạch thành công ngay cả với chi phí thấp:
Nguồn hàng
Đây là yếu tố chính quyết định đến thành công khi kinh doanh thực phẩm sạch. Nguồn hàng cần đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh, có nguồn gốc rõ ràng. Trước khi nhập hàng, bạn cần tìm hiểu rõ về quy trình sản xuất của từng loại thực phẩm. Nên tập trung vào những sản phẩm sản xuất theo phương pháp hữu cơ, đặc sản vùng miền hoặc theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap.
Ở Hà Nội, bạn có thể tìm nguồn cung các mặt hàng rau củ quả, thịt, trứng tại các cơ sở hay bà con nông dân ở Hòa Bình, Sóc Sơn, Vĩnh Phúc…, mặt hàng thủy hải sản có thể tìm đầu mối ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định…
Nếu chỉ có ý định kinh doanh thời vụ bằng những sản phẩm sạch tự nuôi trồng, bạn nên tận dụng mối quan hệ quen biết sẵn có. Nhờ sự giới thiệu của người thân, bạn bè để xây dựng lòng tin với người mua. Đương nhiên vấn đề quan trọng nhất là chất lượng sản phẩm. Hãy luôn đảm bảo rằng tất cả thực phẩm bạn đang kinh doanh thật sự “sạch” và an toàn.
Tiếp thị, quảng cáo
Tận dụng các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram,… để quảng bá sản phẩm với khách hàng. Nếu có ý định mở cửa hàng để phát triển công việc kinh doanh lâu dài, bạn nên chuẩn bị sẵn tờ rơi để giới thiệu sản phẩm đến người dân trong khu vực. Đây là cách đơn giản để hình thành kênh marketing truyền miệng tại khu vực đặt cửa hàng.
Chất lượng dịch vụ
Ngày Tết mọi người đều bận rộn và không ai thích phải chờ đợi. Đặc biệt là với mặt hàng thực phẩm. Không giống như quần áo hay mỹ phẩm, khách hàng có thể chấp nhận đợi giao hàng từ 1 – 2 ngày. Thực phẩm là nhu cầu thực tại cần giao hàng trong 12 – 24 giờ. Hãy làm việc với đội ngũ vận chuyển để có thể mang đến chất lượng phục vụ tốt nhất cho khách hàng.
Xem thêm: