Việc thấu hiểu thói quen mua sắm cùng với tâm lý, hành vi của khách hàng là điều mà nhà bán lẻ nào cũng mong muốn nắm được. Theo như bản khảo sát thống kê của Google trong năm 2018 vừa qua thì hành vi mua sắm của người tiêu dùng đã có sự thay đổi. Do đó, hãy cùng SUNO update những thói quen mua sắm mới này để tạo ra cơ hội đột phá doanh thu trong năm 2019.
1. Khách hàng có thói quen mua sắm trong mọi thời điểm:
Theo báo cáo khảo sát, tại bất cứ thời điểm nào cũng có tới 84% người tiêu dùng đang mua sắm. Và khoảng 25% khách hàng có nhu cầu mua sắm tại mọi thời điểm. Qua đó, ta thấy được thói quen mua sắm của khách hàng giờ đây đã không còn cố định vào một thời điểm nào nữa. Mà nó gần như dàn trải trong năm.
Đúc kết:
Tại bất cứ thời điểm nào, họ đều có nhu cầu mua sắm. Và tăng cao hơn vào những dịp lễ tết, ngày đặc biệt. Với thói quen mua sắm này, các nhà bán lẻ sẽ có cơ hội tiếp cận nhiều hơn. Đồng thời tạo dấu ấn thương hiệu trong tâm trí khách hàng mọi lúc mọi nơi.
2. Xu hướng sử dụng câu chữ tự nhiên để tìm kiếm:
Với xu hướng ngày càng đơn giản hóa, người tiêu dùng cũng đang dần tìm kiếm sản phẩm bằng những câu văn mang tính tự nhiên hơn. Chẳng hạn đặt ra những câu hỏi có liên quan, cụ thể và cá nhân hoá về các sản phẩm, dịch vụ. Cách mà người tiêu dùng sử dụng từ ngữ tìm kiếm, tương tự như cách mà họ đang tìm lời khuyên từ bạn bè.
Mọi người bắt đầu sử dụng đại từ “Tôi” trong quá trình tìm kiếm. Lượng tìm kiếm trên thiết bị di động bắt đầu bằng “Tôi cần/ Tôi muốn” đã tăng hơn 65%. Với một số mẫu câu như: Tôi cần tìm phần mềm quản lý bán hàng hiệu quả/ Tôi muốn tìm nhà ở Quận 10,… Việc làm này không chỉ cho phép họ giải đáp thắc mắc nhanh chóng. Mà còn giúp khách hàng thêm tự tin khi nhận được thông tin chính xác những gì mình cần.
Đúc kết:
Thói quen mua sắm của khách hàng nay đã khác. Nên các nhà bán lẻ cần cập nhật để có chiến lược bao phủ các từ và cụm từ khóa mang tính tự nhiên, gần gũi hơn. Ngoài ra những câu văn đó vẫn cần có sự liên kết với thương hiệu. Cố gắng đặt mình vào vị trí của khách hàng. Để tìm và mở rộng cụm từ tìm kiếm theo ngôn ngữ tự nhiên mà khách hàng có thể đang nghĩ đến.
3. Khách hàng ưu tiên chọn sản phẩm ở vị trí gần mình và mất ít thời gian chờ đợi:
Ngày nay, khách hàng đang trở nên thiếu kiên nhẫn hơn bao giờ hết. Vì vậy, thói quen mua sắm của họ gần như muốn mọi thứ ngay lập tức. Dù đôi khi sản phẩm đặt mua chỉ là một hộp bánh hay một ly trà sữa,… Thế nên, theo thống kê đó, cũng dễ hiểu tại sao cụm từ “Gần tôi” hay những biến thể như “trong khu vực quận”,… thường được sử dụng. Để tìm kiếm về một sản phẩm, dịch vụ cụ thể, theo các khu vực và trong một khoảng thời gian nhất định.
Những cụm từ tìm kiếm theo địa lý có lượng tìm kiếm trên thiết bị di động tăng tới hơn 500% trong 2 năm qua. Chẳng hạn: “Tôi có thể mua đồ tập ở cửa hàng nào gần đây?” hoặc “Cửa hàng ốp điện thoại ở quận Bình Thạnh”,… Thống kê cũng cho thấy mức tăng tới hơn 200% đối với tìm kiếm bằng cụm từ “mở cửa tới mấy giờ”. Ví dụ như: “Hiệu thuốc nào còn mở cửa đến 10h tối?”
Đúc kết:
Nắm được thói quen mua sắm này, các nhà bán lẻ có thể tối ưu hóa những cụm từ tìm kiếm. Làm vậy để tăng mức độ hiển thị cửa hàng, doanh nghiệp đến với người tiêu dùng nhiều hơn.
4. Khách hàng ngày càng tìm hiểu chi tiết về trải nghiệm sản phẩm hơn:
Người tiêu dùng ngày càng thông thái hơn, thói quen mua sắm của họ cũng theo đó mà thay đổi. Khách hàng không còn chỉ tìm kiếm về những gì mình sẽ mua. Mà họ còn tìm kiếm trải nghiệm, kinh nghiệm về sản phẩm/dịch vụ đó. Bất kể là một món hàng hay một địa điểm đơn giản. Mọi người đều sẽ muốn tham khảo trải nghiệm từ người dùng khác trước khi mua hàng hay đến đó.
Quá trình tìm kiếm thông tin giờ đây đã trở thành một phần xu hướng của thói quen mua sắm. Nó giúp khách hàng dự đoán tốt hơn ngay cả khi họ chỉ ngồi yên một chỗ. Các “thượng đế” hiểu rằng càng tìm hiểu trước chi tiết về khoảng giá, công dụng, tính năng thì càng giảm thiểu rủi ro việc mua nhầm “hàng dỏm” hay “mua hố giá”.
Đúc kết:
Với thói quen mua sắm mới này, thiết nghĩ các nhà bán lẻ nên tận dụng và bổ sung nhiều thông tin hữu ích đến khách hàng về thương hiệu của mình. Nhất là những thông tin review, đánh giá sản phẩm/dịch vụ từ những khách hàng trải nghiệm trước đó. Vì những thông tin này sẽ giúp tạo sự tin cậy và yên tâm hơn cho khách hàng mới.
5. Tìm kiếm và so sánh những thứ tương tự với mức giá hợp lý:
Đôi khi người mua hàng phải đối mặt với thực tế, khả năng chi trả có giới hạn. Hoặc họ không biết sản phẩm mình cần mua hiện có giá chính xác bao nhiêu, so với mặt bằng chung trên thị trường. Vì thế, khách hàng bây giờ có xu hướng tìm kiếm và so sánh giá ở nhiều nơi khác nhau trước khi mua.
Họ nhận ra rằng, với công nghệ hiện đại, họ hoàn toàn có thể so sánh giá hay tìm ra sản phẩm tương tự như cái họ đang muốn. Do đó, cũng dễ hiểu khi tìm kiếm trên thiết bị di động với cụm từ “so sánh giá…” đã tăng hơn 60% chỉ trong hai năm qua.
Đúc kết:
Nắm rõ tâm lý và thói quen mua sắm của khách hàng ngày nay thường thích so sánh giá. Các nhà bán lẻ cần có chiến lược định giá đúng đắn hơn để hấp dẫn được người tiêu dùng. Quan trọng nhất là nên tham khảo giá bán lẻ do mình đưa ra so với trên thị trường đã hợp lý chưa. Tránh để việc giá sản phẩm đang leo thang quá cao, dẫn đến khi khách hàng thấy được cũng sẽ bỏ qua.
Sự thay đổi của khách hàng về thói quen mua sắm chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới các nhà bán lẻ. Vì thế SUNO hy vọng rằng qua những chia sẻ update về thói quen mua sắm mới của người tiêu dùng cho năm 2019, sẽ phần nào giúp các nhà bán lẻ cập nhật. Và lên phương án tốt nhất trong chiến lược chinh phục khách hàng để tạo ra đột phá về mặt doanh thu.
Xem thêm: