Phải làm gì khi đối thủ bán phá giá?

Thời buổi khó khăn, người tiêu dùng ngày càng thắt chặt ví tiền của mình. Để kéo khách đến cửa hàng, nhiều shop đã chọn cách tạo ra các chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng. Đây không phải là một chiến thuật tồi, tuy nhiên trước khi chạy theo đối thủ, bạn cần phải xem xét lại một số điều.

Làm gì khi đối thủ bán phá giá

Trước tiên, chúng ta hãy nói đến lý do vì sao một vài cửa hàng, doanh nghiệp lại chọn cách bán hàng với giá thấp hơn. Họ muốn khẳng định rằng cửa hàng của họ có giá rẻ nhất? Bởi vì mọi người muốn mua hàng giá rẻ? Hay là để thúc đẩy doanh số bán hàng? Có trời mới biết được lý do của họ là gì.

Mỗi chủ cửa hàng đều có mục đích riêng khi đưa ra quyết định hạ giá sản phẩm. Kể cả bạn cũng vậy, trong vài trường hợp, có lẻ bạn sẽ chọn cách hạ giá sản phẩm của mình. Và lý do của bạn chắc hẳn sẽ khác những người kia.

Tuy nhiên, các đối thủ của bạn phá giá không có nghĩa là bạn phải hạ giá theo họ để cạnh tranh. Trước khi đưa ra quyết định hạ giá sản phẩm, bạn cần phải đảm bảo rằng điều đó sẽ giúp bạn tăng thêm lợi nhuận hoặc tối thiểu là giữ vững lợi nhuận cho cửa hàng chứ không làm cửa hàng mất đi lợi nhuận. Đôi khi bạn chỉ cần bán được vài sản phẩm với giá cao hơn nhưng lại mang lại nhiều lợi nhuận hơn so với bán hàng tá sản phẩm với giá thấp hơn.

Vậy… Liệu chúng ta có nên cạnh tranh về giá?

cạnh tranh về giá trị thay vì giá cả

Cắt giảm giá sản phẩm có thể không mang lại lợi thế nhiều như bạn nghĩ, đôi khi còn ảnh hưởng xấu đến cửa hàng. Nếu bạn giảm giá sản phẩm xuống mức quá thấp, người mua sẽ có cảm giác rằng sản phẩm của bạn không tốt, rẻ tiền.

Khi chạy các chiến lược về giá, bạn nên tập trung vào việc làm thế nào để khách mua sản phẩm chứ đừng chỉ biết hạ giá vô tội vạ.

Nếu không giảm giá thì phải làm gì khi đối thủ bán phá giá?

Hãy xem thử ngoài việc hạ giá thì đối thủ của bạn còn có những chiến lược kinh doanh nào nữa. Sau đó hãy tìm cách làm tốt hơn họ. Bạn có thể xây dựng một mối quan hệ thật tốt với các khách hàng hiện tại để giữ chân họ bởi vì họ chính là những “con mồi” mà đối thủ của bạn đang nhắm tới.

Ví dụ: Nếu bạn mở cửa hàng điện thoại, bạn có thể tặng cho khách hàng 2 năm bảo hành thay vì chỉ bảo hành một năm như nhà sản xuất đã đề ra. Điều này sẽ giúp bạn tăng thêm giá trị cho sản phẩm và dịch vụ của mình.

Để phát triển cửa hàng hiệu quả bạn nên tập trung phát triển giá trị thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của mình. Nên hạn chế các cuộc cạnh tranh về giá để tránh mang lại hậu quả xấu cho doanh nghiệp.

Các chương trình ưu đãi và khuyến mãi

giảm giá phải đem lại lợi nhuận

Nói đi thì cũng phải nói lại. Đôi lúc bạn buộc phải tham gia vào các cuộc chạy đua về giá. Vào những lúc thế này bạn phải xem xét, tính toán thật kỹ lưỡng. Bạn phải xem cửa hàng của mình có thể cắt giảm bao nhiêu lợi nhuận để có thể giảm giá sản phẩm mà không ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của cửa hàng.

Nếu là lần đầu, bạn chỉ nên thử giảm giá, khuyến mãi trên một vài mặt hàng để xem kết quả thế nào trước khi đưa ra các chương trình khuyến mãi đại trà. Lưu ý rằng, các chiến thuật giảm giá, khuyến mãi chỉ là chiến thuật ngắn hạn. Đừng bao giờ sử dụng nó như một chiến thuật dài hạn.

Khi buộc phải giảm giá, bạn phải giảm giá cho đúng cách. Phải làm thế nào để khách hàng xem đó là một chương trình khuyến mãi đặc biệt, hoặc một chương trình ưu đãi để tri ân những khách hàng trung thành… Nếu không phải là giảm giá để xả hàng thì trước sau gì bạn cũng phải đưa các sản phẩm của mình về với giá cũ.

Từ khóa:

Bài Trước

Bài Tiếp Theo

Bán hàng:

Looking for 

Retirement Advice?

FREE

Tải MIỄN PHÍ ebook cẩm nang

quản lý kho, hàng hoá hiệu quả