Cạnh tranh trong bán lẻ – Làm thế nào để cạnh tranh trên thị trường hiện nay

Cạnh tranh trong bán lẻ ngày nay vô cùng khắc nghiệt, làm thế nào để cửa hàng bán lẻ có thể đảm bảo kinh doanh thành công, đồng thời theo kịp sự phát triển của công nghệ, đáp ứng nhu cầu khách hàng, chắc chắn đây sẽ là một thách thức.

Câu hỏi đặt ra là làm thế nào các nhà bán lẻ có thể cạnh tranh trong thị trường khó khăn như hiện nay?

Tham khảo ngay những chia sẻ dưới đây của SUNO về vấn đề cạnh tranh trong bán lẻ.

Cạnh tranh trong bán lẻ
Cạnh tranh trong bán lẻ – Làm thế nào để không “léo vế” trước đối thủ

1. Phân tích dữ liệu bán hàng

Nhà phát triển kinh doanh và chiến lược bán hàng Carl Boutet đã nhận định rằng: Phân tích bán hàng tiếp tục sẽ đóng một phần quan trọng trong thành công cho ngành bán lẻ. (tức là hiểu được thị trường, đo lường rủi ro, làm thế nào để thực hiện và tại sao phải làm điều đó).

Hơn hết việc kết hợp bán hàng đa kênh trong bán lẻ cũng giúp chủ cửa hàng có thể hiểu khách hàng tốt hơn và dự đoán được nhu cầu của họ.

Cùng với sự phát triển của công nghệ, thì việc vận dụng phần mềm quản lý bán hàng vào ngành bán lẻ không còn xa lạ nữa, mà còn lại hiệu quả kinh doanh ngoài mong đợi.

Việc kiểm soát tốt nguồn hàng nhập vào, bán ra, nắm được thông tin khách hàng, độ tuổi, khả năng thu chi, quản lý tốt hàng tồn kho,… sẽ giúp chủ cửa hàng tiết kiệm rất nhiều thời gian trong việc quản lý, bên cạnh đó, thao tác đơn giản, dễ sử dụng mà đa phần các phần mềm hiện nay đều đáp ứng được, cũng là một điểm cộng được các nhà bán lẻ đánh giá cao.

Phần mềm quản lý bán hàng SIÊU ĐƠN GIẢN

Phần mềm quản lý bán hàng SIÊU ĐƠN GIẢN SUNO.vn giúp người chủ quản lý mọi mặt của cửa hàng: từ tính tiền bán hàng, quản lý tồn kho hàng hóa, quản lý thu chi tiền bạc, chăm sóc khách hàng đến phân tích kết quả kinh doanh dễ dàng. SIÊU ĐƠN GIẢN, rất dễ sử dụng kể cả với người không rành máy tính.

2. Tập trung vào trải nghiệm của khách hàng

Thuật ngữ “trải nghiệm của khách hàng” thường được nhắc đến rất nhiều xung quanh các cuộc trò chuyện của những nhà bán lẻ, nhưng trên thực tế, đây vẫn không phải là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết chủ cửa hàng bán lẻ.

Bước quan trọng nhất nếu bạn muốn mang đến những trải nghiệm cho khách hàng đó là xác định kết quả cuối cùng mà bạn muốn đạt được. Từ đó lên kế hoạch phù hợp với mục tiêu ban đầu đã định hướng.

Nếu cửa hàng bạn may mắn có không gian, hãy tận dụng nó để tổ chức những chương trình dùng thử sản phẩm mới, gặp gỡ giao lưu, kết nối với khách hàng, cung cấp những kiến thức hữu ích liên quan đến mặt hàng, sản phẩm mà bạn kinh doanh.

Làm thế nào để xây dựng lòng tin đối với khách hàng, hãy trả lời câu hỏi đó và mang đến càng nhiều trải nghiệm cho khách hàng của bạn càng tốt.

 Làm thế nào để cạnh tranh trong bán lẻ

Ví dụ: Nếu bạn cung cấp những giải pháp bán hàng, hãy để khách hàng của bạn dùng thử nó, bằng cách này, họ sẽ cho bạn những phản hồi chi tiết và thực tế nhất, vì suy cho cùng, khách hàng sẽ đặt lòng tin vào những thứ mà đích thân họ đã dùng qua. Nếu sản phẩm của bạn thật sự tốt, thì những khách hàng này còn giúp bạn ” marketing truyền miệng” một cách hiệu quả đến những khách hàng tiềm năng.

3. Cải cách hệ thống quản lý, bán hàng

Thật khó có thể phủ nhận tầm quan trọng của một tổ chức vận hành vững chắc.

Nếu bạn có ý tưởng kinh doanh, có công cụ hỗ trợ, biết nắm bắt thị trường, xây dựng tốt những trải nghiệm cho khách hàng,…thì đây thực sự là những điều rất tốt. Nhưng chúng sẽ chỉ thực sự hoạt động tốt nếu được vận hành trơn tru trên một tập thể nhất quán.

Điều này đòi hỏi tất cả các nhân viên của bạn đều phải hiểu rất rõ định hướng kinh doanh của cửa hàng là gì và mong muốn đạt được điều gì trên thị trường bán lẻ hiện nay.

Để mọi thứ có thể vận hành như mong muốn thì việc dành thời gian để đào tạo nhân viên của bạn ngay từ đầu là điều vô cùng cần thiết.

Cạnh tranh trên thị trường bán lẻ

Xem thêm:

Từ khóa:

Bài Trước

Bài Tiếp Theo

Bán hàng:

Looking for 

Retirement Advice?

FREE

Tải MIỄN PHÍ ebook cẩm nang

quản lý kho, hàng hoá hiệu quả