Cách lựa chọn máy quét mã vạch phù hợp cho cửa hàng bán lẻ

Các bạn đều biết mã vạch là giải pháp quản lý sản phẩm, hàng hóa, thiết bị … hiệu quả. Ngược lại, khi muốn đọc các mã vạch này để biết thông tin, nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, thì người ta sẽ cần đến máy quét mã vạch (hay còn gọi là đầu đọc mã vạch). Thông qua bài viết này, SUNO sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quát về máy quét mã vạch. Khái niệm, cách thức hoạt động, lợi ích của nó và cách lựa chọn như thế nào cho phù hợp…

Phải lựa chọn như thế nào để có được máy quét mã vạch phù hợp cho cửa hàng của mình?
Phải lựa chọn như thế nào để có được máy quét mã vạch phù hợp cho cửa hàng của mình?

Máy quét mã vạch là gì?

Máy quét mã vạch, hay máy đọc mã vạch, là thiết bị cho phép đọc dữ liệu từ mã vạch được in sẵn trên sản phẩm, hàng hóa, thiết bị, … Mã vạch chúng ta thường thấy là một chuỗi đường thẳng, hoặc chuỗi ký hiệu đặc biệt thể hiện thông tin về sản phẩm. Hay nói cách khác thông tin sản phẩm được mã hóa dưới dạng mã vạch và được lưu trữ trên máy chủ được kết nối trước đó bằng máy in mã vạch. Sau đó những mã vạch này sẽ được giải/đọc bằng máy quét/đọc mã vạch.

Máy dùng để giải mã và thu nhập mã vạch vào máy tính, nên nó có thể coi như là phương thức nhập liệu ký tự như bàn phím của máy tính. Máy quét mã vạch được ứng dụng rộng rãi, đặc biệt ở siêu thị, nhà sách, hiệu thuốc, cửa hàng, tạp hóa, cho đến kho bãi, nhà máy, …. Có thiết bị này các đối tượng kinh doanh sẽ dễ dàng hơn trong việc quản lý hàng hóa, xuất – nhập kho và tránh đi những rủi ro thất thoát.

Cách thức hoạt động của máy quét mã vạch:

Máy quét mã vạch hoạt động bằng cách phát ra các chùm tia sáng cực tím, thường có màu đỏ tươi ngay khi khởi động. Ánh sáng này sẽ tìm và phát hiện mã vạch đặt gần nó. có tác dụng tìm và phát hiện mã vạch đặt gần nó. Có một số loại máy có thể nhận diện mã vạch trong khoảng cách xa hơn thông thường, thường là máy quét mã vạch công nghiệp (máy quét mã vạch laser, máy quét mã vạch CCD,…).

Các tiêu chí lựa chọn máy quét mã vạch phù hợp

1. Công nghệ quét:

Hiện nay, công nghệ sử dụng trong máy đọc mã vạch có 2 công nghệ cơ bản là công nghệ Laser và công nghệ CCD.

Máy sử dụng công nghệ Laser thì rất nhạy, có thể quét được những mã ở trên bề mặt cong, xa (15-27cm), đang chuyển động, đọc được cả khi có ánh sáng chói và trong những môi trường khắc nghiệt. Còn những máy sử dụng ứng dụng công nghệ CCD có độ bền cao, quét được những mã vạch nhỏ, trên bề mặt gồ ghề.

Đối với đầu đọc mã vạch CCD, nó cho tia sáng dày khoảng 1cm và xa Ngoài ra, còn có công nghệ chụp ảnh tuyến tính là công nghệ mới nhất và đang được đưa vào sử dụng. Loại này khắc phục được hầu hết các nhược điểm của các loại trên.

2. Loại mã code đầu đọc mã vạch sử dụng:

Đầu đọc mã vạch 1D (mã 1D là các sọc đen trắng, dài thon, xếp theo hàng ngang) sử dụng công nghệ tia laser hoặc công nghệ chụp ảnh tuyến tính. Máy quét được các loại mã vạch 1D như code 128, code 39 (trong siêu thị, shop hàng hóa); UPC, EAN (trong vận chuyển quốc tế)…

Đầu đọc mã vạch 2D (mã 2D là ma trận điểm ảnh- ma trận vuông trắng đen) có sức chứa dữ liệu lớn, sử dụng để quét các mã như Data matrix, QR code, PDF-417…
Khi quét, nếu máy bắn ra tia sáng hẹp và dài thì đó là máy quét 1D, còn nếu máy bắn ra tia sáng chùm, thì đó là máy quét 2D.

Tùy vào nhu cầu và lĩnh vực kinh doanh của đơn vị, bạn có thể chọn những máy quét đơn tia hoặc đa tia; có trang bị thêm cổng USB, COM, Keyboard; chế độ quét (tự động hay thủ công)…Trước khi chọn mua có thể chuẩn bị trước một số mẫu mã vạch thường dùng để kiểm tra máy.

3. Mục đích sử dụng của máy đọc mã vạch (Ứng dụng máy quét mã vạch là gì?)

Tùy mục đích sử dụng của máy quét mã vạch mà nhà sản xuất sẽ thiết kế và trang bị cho chúng những chức năng riêng phù hợp với từng điều kiện làm việc cụ thể:

  • Sử dụng trong bán lẻ, văn phòng: đây là những máy có dạng phổ thông, phù hợp cho văn phòng và siêu thị, chủ yếu sử dụng công nghệ laser, thời gian quét nhanh, chính xác (1-3 giây/lần). 
  • Máy sử dụng trong kho bãi: đòi hỏi phải bền, tránh được bụi, quét được nhiều sản phẩm, thời gian quét dài, mã vạch quét chủ yếu là UPC/EAN. Những máy quét 2D và PDF có kết hợp thêm công nghệ không dây như Radio hoặc Bluetooth là lựa chọn phù hợp.
  • Ứng dụng trong công nghiệp: đây là môi trường có tính tự động hóa cao nên cần những máy có độ chính xác cao, quét nhanh và rộng. Thường sử dụng máy quét Laser đa tia (32 tia), được cố định đứng yên…

4. Nhà sản xuất và phân phối:

Hiện nay, các loại đầu đọc mã vạch ở Việt Nam đều cho chất lượng khá ổn định. Một số hãng phổ biến như Motorola, Datalogic, Denso… Bên cạnh đó cũng cần chọn những nhà phân phối thiết bị uy tín, đảm bảo là hàng chính hãng. Đồng thời cần có đội ngũ nhân viên nhiệt tình chuyên nghiệp sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ miễn phí, demo sản phẩm tận nơi. Chế độ hậu mãi, bảo hành sản phẩm tốt.

Chắc chắn, với máy quét mã vạch, cửa hàng của bạn sẽ trở nên chuyên nghiệp hơn nhờ sử dụng công nghệ cao, tích hợp được nhiều tính năng và kết nối. Qua đó, bạn sẽ giảm bớt chi phí thuê nhân sự, giảm thiểu thời gian kiểm hàng, bán hàng cũng như tăng sự nhanh nhẹn, chính xác trong công việc.

Từ khóa:

Bài Trước

Bài Tiếp Theo

Bán hàng:

Looking for 

Retirement Advice?

FREE

Tải MIỄN PHÍ ebook cẩm nang

quản lý kho, hàng hoá hiệu quả