9 mẹo viết mô tả sản phẩm khiến khách hàng đọc vào là muốn mua ngay – phần 2

Nếu như trong phần trước SUNO đã chia sẻ 5 trong số 9 mẹo giúp viết mô tả sản phẩm hiệu quả nhằm tăng doanh số bán hàng. Thì trong bài viết tiếp theo này, SUNO sẽ bật mí 4 mẹo còn lại để mọi người áp dụng nhé!

Mô tả sản phẩm hiệu quả giúp tăng doanh số bán hàng
Mô tả sản phẩm hiệu quả giúp tăng doanh số bán hàng

6. Tạo ra một câu chuyện “thương hiệu” cho sản phẩm của bạn:

Đừng chỉ viết những câu chữ mang tính lý thuyết mà hãy sáng tạo một câu chuyện trong mô tả sản phẩm của bạn. Điều đó sẽ giúp làm giảm các rào cản khoảng cách giữa sản phẩm và khách hàng, tạo ra sự gần gũi và thân thiện hơn. Vài gợi ý cho bạn khi muốn tạo ra một câu chuyện đằng sau sản phẩm thì bạn có thể bắt đầu bằng cách trả lời những câu hỏi như sau:

– Ai đang tạo ra sản phẩm?

– Điều gì tạo cảm hứng cho việc tạo ra sản phẩm?

– Bạn đã vượt qua những trở ngại như thế nào để phát triển sản phẩm?

– Sản phẩm được kiểm chứng về chất lượng như thế nào?

Ví dụ: Công ty J. Peterman là công ty được biết đến như là một điển hình cho việc sử dụng các câu chuyện trong phần mô tả sản phẩm của họ. Chẳng hạn như một mô tả của chiếc áo sơ mi trên trang Peterman bắt đầu như thế này: “Vào mùa xuân ở Nashville, năm 1967. Có một cô gái thường hay hát ngân nga ở Ryman (trước khi Ryman được xây dựng lại). Mùi hương của cây kim ngân hoa hòa quyện với không khí bên ngoài..." Với đoạn văn này, họ như đang mô tả một phần của lịch sử và cho thấy bề dày thương hiệu của họ đã có từ rất lâu.
Ví dụ: Công ty J. Peterman là công ty được biết đến như là một điển hình cho việc sử dụng các câu chuyện trong phần mô tả sản phẩm của họ. Chẳng hạn như một mô tả của chiếc áo sơ mi trên trang Peterman bắt đầu như thế này: “Vào mùa xuân ở Nashville, năm 1967. Có một cô gái thường hay hát ngân nga ở Ryman (trước khi Ryman được xây dựng lại). Mùi hương của cây kim ngân hoa hòa quyện với không khí bên ngoài…” Với đoạn văn này, họ như đang mô tả một phần của lịch sử và cho thấy bề dày thương hiệu của họ đã có từ rất lâu.

7. Làm cho mô tả sản phẩm của bạn hấp dẫn bằng các từ ngữ miêu tả cảm giác:

Đối với những ai đang kinh doanh sản phẩm là đồ ăn, thức uống, liên quan đến thực phẩm thì càng phải đặc biệt lưu ý điều này. Sử dụng các tính từ miêu tả âm thanh, màu sắc, vị giác,… để khơi gợi, kích thích các giác quan của khách hàng, từ đó thúc đẩy họ mua hàng nhiều hơn. Chẳng hạn như:

Một trang web bán đồ ăn online đã đăng tải hình ảnh kèm theo mô tả bên dưới sử dụng từ ngữ kích thích vị giác như "nóng sốt", "thơm ngon" khiến cho khách hàng cảm giác muốn ăn ngay món này.
Một trang web bán đồ ăn online đã đăng tải hình ảnh kèm theo mô tả bên dưới sử dụng từ ngữ kích thích vị giác như “nóng sốt”, “thơm ngon” khiến cho khách hàng cảm giác muốn ăn ngay món này.

8. Mô tả sản phẩm cần dễ đọc và tối ưu hóa trên công cụ tìm kiếm:

Việc tối ưu hóa nội dung trên công cụ tìm kiếm tất nhiên là rất quan trọng để khách hàng có thể tìm thấy sản phẩm của bạn. Công đoạn này có nghĩa là bạn cần sử dụng những từ ngữ mà khách hàng thường dùng từ đó gõ trên Google khi muốn biết về sản phẩm. Sử dụng các từ khóa đó trong tiêu đề chính và phụ, nội dung xuyên suốt của sản phẩm.

Bạn cũng có thể tối ưu hóa hình ảnh sản phẩm của bạn bằng cách sử dụng từ khóa có trong tiêu đề đưa vào mô tả ảnh, thẻ alt. Tuy nhiên cũng đừng nên quá chú tâm vào đó mà làm giảm mức độ hấp dẫn đối với người đọc. Bởi vì sẽ không ai muốn đọc một bài viết sinh ra để dành cho công cụ thay vì dành cho con người.

Thay vào đó bạn cần làm cho mô tả sản phẩm của bạn không chỉ cung cấp đủ thông tin mà còn phải rõ ràng, dễ đọc. Đừng chỉ viết liên tục những đoạn văn dài ngoằng, không chấm phẩy, không trọng tâm, hãy nhấn mạnh và làm rõ những đặc điểm quan trọng nhất để khách hàng chỉ cần lướt qua là có thể nắm rõ. Để khiến mô tả sản phẩm dễ theo dõi, hãy thực hiện một vài mẹo nhỏ sau đây:

– Cần phải có tiêu đề in đậm cho bài viết.

– Sử dụng các gạch đầu dòng để phân chia và làm rõ các ý.

– Nên có nhiều khoảng cách giữa các đoạn để tăng tính dễ đọc và đỡ rối mắt.

– Phông chữ nên để kích thước vừa và lớn để khách hàng dễ nhìn.

– Có các tiêu đề phụ khuyến khích những người có xu hướng đọc lướt bắt đầu đọc chậm lại và nghiên cứu chi tiết.

– Sử dụng video hoặc hình ảnh để khách hàng dễ hình dung về sản phẩm.

– Tránh dùng các thuật ngữ chuyên ngành trừ khi sản phẩm của bạn hướng đến khách hàng trong ngành đó.

Một ví dụ cho việc trình bày mô tả sản phẩm rõ ràng, dễ đọc và nêu rõ trọng tâm lợi ích của sản phẩm bằng những gạch đầu dòng.
Một ví dụ cho việc trình bày mô tả sản phẩm rõ ràng, dễ đọc và nêu rõ trọng tâm lợi ích của sản phẩm bằng những gạch đầu dòng.

9. Đưa những đánh giá tích cực của khách hàng vào mô tả sản phẩm:

Khi khách truy cập web của bạn và họ chưa tin tưởng hay không chắc chắn về sản phẩm đang tham khảo, họ sẽ tìm đọc phần đánh giá sản phẩm của những khách hàng đã từng mua sản phẩm của bạn trước đó. Và tâm lý chung của họ thường sẽ tin tưởng và an tâm khi đọc được các đánh giá tích cực cao nhất. Từ đó thúc đẩy và củng cố cho khả năng mua hàng trở nên cao hơn.

Chính vì vậy mà trong các mô tả sản phẩm của bạn nên bao gồm hình ảnh và đánh giá của những khách đã mua hàng để tăng độ tin cậy. Ngoài ra bạn cũng có thể tận dụng sự trợ giúp ngay từ chính website của bạn để kích thích nhu cầu mua hàng của khách. Hầu hết người mua đều bị thu hút khi bởi các sản phẩm đang phổ biến và được yêu thích nhiều. Do đó, trên trang web của bạn, hãy tạo thêm danh mục những sản phẩm đang bán chạy nhất, những sản phẩn đang được yêu thích nhất,…

Ví dụ về việc đưa các đánh giá, phản hồi của khách hàng về Phần mềm quản lý bán hàng SUNO lên website để chứng minh về hiệu quả của sản phẩm.
Ví dụ về việc đưa các đánh giá, phản hồi của khách hàng về Phần mềm quản lý bán hàng SUNO lên website để chứng minh về hiệu quả của sản phẩm

Lời kết:

Khi bạn bắt đầu viết, đừng chỉ tạo ra một mô tả sản phẩm đơn thuần. Thay vào đó, hãy nghĩ về khách hàng đầu tiên và hành động như thể bạn đang muốn chia sẻ kiến ​​thức về sản phẩm đó cho họ. Đừng quá cứng nhắc, nhồi nhét hàng đống thông tin mang tính lý thuyết nhàm chán. Thay vào đó hãy cố gắng sáng tạo và khiến họ bị thuyết phục bởi lợi ích trong mô tả sản phẩm của bạn để từ đó tăng doanh số bán hàng.

Xem thêm: 9 mẹo viết mô tả sản phẩm khiến khách hàng đọc vào là muốn mua ngay – phần 1

Từ khóa:

Bài Trước

Bài Tiếp Theo

Bán hàng:

Looking for 

Retirement Advice?

FREE

Tải MIỄN PHÍ ebook cẩm nang

quản lý kho, hàng hoá hiệu quả