Ưu nhược điểm khi bán hàng trên Lazada?

Hiện nay, có lẽ cái tên Lazada đã quá quen thuộc với mọi người. Là một trong những trang thương mại điện tử (TMĐT) hàng đầu Việt Nam, Lazada là thị trường kinh doanh lý tưởng của nhiều cửa hàng, doanh nghiệp. Nhưng giữa nhiều trang thương mại điện tử khác như Shopee, Tiki, Sendo, Adayroi,… thì liệu có nên chọn bán hàng trên Lazada hay không. Thật ra sàn TMĐT nào cũng luôn có sự cạnh tranh cũng quyết liệt kèm theo những rủi ro nhất định. Vậy nên, SUNO sẽ phân tích ưu nhược điểm khi bán hàng trên Lazada để các chủ shop, chủ doanh nghiệp đưa ra quyết định phù hợp.

Liệu có nên bán hàng trên Lazada hay không?
Liệu có nên bán hàng trên Lazada hay không?

Lazada là sàn thương mại điện tử được giới bán hàng cũng như người mua hàng đánh giá cao với hệ thống mua bán online vô cùng lớn và chuyên nghiệp.

Ưu điểm khi bán hàng trên Lazada:

Thương hiệu uy tín

Các sản phẩm được rao bán trên Lazada đều được đảm bảo chất lượng và uy tín. Vì những ai muốn kinh doanh trên Lazada đều phải xuất trình một số giấy tờ chứng minh đây là doanh nghiệp, cửa hàng uy tín như giấy phép kinh doanh, số tài khoản ngân hàng, giấy phép hoạt động của doanh nghiệp, cửa hàng.

Kinh doanh an toàn

Lazada cho phép bạn mở gian hàng free, bày hàng bán free và sau đó chỉ thu chiết khấu trên từng đơn hàng bạn bán ra. Hình thức chi phí phát sinh sau doanh thu này giúp bạn đầu tư an toàn hơn nếu mới tham gia thị trường buôn bán online.

Support Lazada

Nắm trong tay một đội ngũ hỗ trợ khách hàng rất tốt. Sau khi tạo gian hàng trên Lazada, bạn không cần phải hỗ trợ khách hàng gì cả vì gần như tất cả việc liên quan chăm sóc và hỗ trợ tiếp cận khách hàng đều được Lazada quản lý giúp bạn. Bạn chỉ cần đưa ra một số chương trình khuyến mãi riêng cho sản phẩm của mình hoặc giải quyết các thắc mắc của khách hàng trong trường hợp nhân viên cả Lazada không giải quyết được.

Quảng cáo

Với tiềm lực tài chính lớn, Lazada luôn tiến hành những chương trình quảng cáo khủng trên hầu hết các phương tiện mạng xã hội, đặc biệt là Google để giúp thu hút nhiều lượng khách hàng hơn, giúp sản phẩm của bạn tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng mà bạn hoàn toàn không mất chi phí.

Giao hàng

Bán hàng trên Lazada, bạn có thể tự giao hàng hoặc để Lazada cung cấp dịch vụ giao hàng và thu tiền hộ bạn. Hơn nữa còn có ưu đãi về chính sách giao hàng của Lazada đem lại lợi ích cho cả người bán và người mua, từ đó thúc đẩy doanh số bán hàng hơn.

Nhược điểm của Lazada:

Dĩ nhiên một sàn thương mại điện tử lớn như Lazada có ưu điểm thì chắc chắn cũng có một vài nhược điểm như sau:

Khâu đăng ký lâu

Quá trình làm thủ tục đăng ký online mất nhiều thời gian, phức tạp và tốn thời gian trong khâu chuẩn bị giấy tờ cũng như xác nhận vì đây là một công ty nước ngoài, đòi hỏi cũng có phần khắt khe hơn.

Khuyến mãi đồng bộ

Đối với khuyến mãi của Lazada thì chỉ tập trung các chính sách ưu đãi, marketing cho toàn bộ sản phẩm chứ không thể cá nhân hóa cho từng đối tượng khách hàng riêng biệt được.

Giao hàng chậm

Hơn nữa, nhiều khách hàng cũng phản hồi thời gian giao hàng của Lazada hơi lâu, trung bình người mua phải đợi từ 2 ngày đến 1 tuần mới nhận được đơn hàng đã đặt.

Ưu tiên người mua

Cuối cùng là Lazada tập trung chủ yếu vào người mua, nên người bán có phần thụ động, vì vậy nếu chủ doanh nghiệp, cửa hàng không chủ động sẽ gặp nhiều khó khăn, khó phát triển gian hàng trên trang thương mại điện tử này.

Giam vốn

Lazada thanh toán cho người bán vào ngày 5 và 20 hàng tháng đối với những đơn hàng đã hoàn thành giao hàng. Nghĩa là những đơn hàng giao hoàn thành từ ngày 1 đến ngày 14 sẽ được thanh toán tiền vào ngày 20, từ ngày 15 đến 30/31 sẽ được thanh toán tiền vào ngày 5.

Vậy có nên bán hàng trên Lazada không?

Sẽ có trường hợp nên và không nên bán hàng trên Lazada, bạn cần nắm rõ tình trạng của doanh nghiệp, cửa hàng của mình để đưa ra lựa chọn phù hợp.

Trường hợp NÊN

Khi bạn thấy doanh thu lợi nhuận của mình đạt được từ 15% đến 20%.

Khi bạn có nguồn vốn hoặc nguồn hàng và đề nghị được điều khoản thanh toán theo kỳ Lazada.

Trường hợp KHÔNG NÊN

Khi bạn không có vốn hoặc vốn cần xoay vòng nhanh, sự không chủ động vốn sẽ khiến bạn bị động trong phân bổ, khó cân bằng. Sẽ chẳng an toàn nếu vốn của bạn nằm ở hàng trong kho, hàng đang đi và tiền lazada chưa thanh toán. Bạn không thể nhập hàng, không giao hàng đúng giờ cho khác sau 48 tiếng sẽ bị phạt thêm từ Lazada, khoảng 200,000 VND/ 1 đơn hàng.

Hi vọng với những chia sẻ trên giúp bạn định hướng được doanh nghiệp, cửa hàng của mình có nên bán hàng trên Lazada không để lựa chọn phù hợp. Nhớ theo dõi SUNO.VN để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!


Từ khóa:

Bài Trước

Bài Tiếp Theo

Bán hàng:

Looking for 

Retirement Advice?

FREE

Tải MIỄN PHÍ ebook cẩm nang

quản lý kho, hàng hoá hiệu quả