Bán hàng trực tuyến: 10 sai lầm phổ biến khiến bạn thất bại

Bán hàng trực tuyến là một trong những cách phổ biến đang được các bạn trẻ và các chủ shop cấp tiến lựa chọn. Bạn không cần phải tốn chi phí để thuê mặt bằng và các tiện ích khác. Chỉ cần một trang website hoặc thậm chí là một trang mạng xã hội là bạn có thể bán hàng cho bất cứ ai, ở bất cứ nơi nào. Tuy nhiên, không phải ai cũng thành công trong lần đầu làm kinh doanh online. Vậy nguyên nhân dẫn đến thất bại khi kinh doanh online là gì? Dưới đây là 10 sai lầm phổ biến bạn nên tránh nếu muốn bán hàng trực tuyến.

những sai lầm trong kinh doanh online khiến bạn thất bại

Dịch vụ khách hàng kém

Mặc dù bạn chỉ bán hàng qua mạng và không phải trực tiếp gặp khách hàng nhưng một dịch vụ khách hàng hoàn chỉnh vẫn đóng vai trò rất quan. Bạn cần phải giải đáp những câu hỏi, những thắc mắc, đôi khi là những lời phàn nàn… từ khách hàng của mình. Ngoài ra bạn cũng cần phải có chính sách hoàn trả hợp lý đồng thời cung cấp cho khách hàng nhiều hình thức thanh toán để họ lựa chọn.

Hình ảnh không đầy đủ

Khi mua hàng online, khách hàng không thể trực tiếp xem, sờ và thử sản phẩm. Hình ảnh mà bạn cung cấp là cách duy nhất giúp họ biết được mình đang mua gì.

Thay vì chỉ sử dụng một hình ảnh sơ sài, bạn cần phải cung cấp hình ảnh về sản phẩm một cách chi tiết nhất có thể. Nên cung cấp ảnh sản phẩm được chụp từ nhiều góc khác nhau. Nếu sản phẩm có nhiều màu sắc, bạn cũng phải cung cấp đủ hình ảnh để khách hàng có thể lựa chọn.

hình ảnh kém chất lượng khiến bạn không bán được hàng

Thiếu thông tin sản phẩm

Cũng như hình ảnh, những thông tin, mô tả về sản phẩm sẽ giúp khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm mà họ muốn mua. Vì vậy, khi đăng bán sản phẩm, bạn nên mô tả sản phẩm của mình càng chi tiết càng tốt, bao gồm những thông tin về nơi sản xuất, công nghệ sản xuất, chất liệu, thông số kỹ thuật, cách sử dụng… để khách hàng dễ dàng mường tượng về sản phẩm họ định mua. Khách mua hàng online đã không được thấy tận mắt, sờ tận tay hàng hóa của bạn rồi, nên hình ảnh và thông tin hàng hóa cần đầy đủ, chỉnh chu để khách hàng đủ yên tâm mà nhấn mua hàng.

Quy trình mua hàng phức tạp

Một số trang web yêu cầu khách hàng phải đăng ký thành viên thì mới có thể xác nhận đơn hàng, tuy nhiên nhiều khách hàng không thích tốn nhiều thời gian để thực hiện các bước đăng ký tài khoản như vậy.

Nếu có thể bạn hãy tìm cách đơn giản hóa các quy trình mua hàng trên website của mình. Chẳng hạn như thêm tính năng mua hàng nhanh cho “khách vãng lai” để họ không phải đăng ký thành viên hoặc bạn cũng có thể yêu cầu khách để lại số điện thoại sau đó chủ động gọi lại cho khách để xác nhận đơn đặt hàng…

Thiếu lựa chọn vận chuyển

Hiện nay chúng ta có rất nhiều công ty vận chuyển khác nhau. Những công ty này khác nhau cả về cách thức, thời gian, và cước vận chuyển. Mặc khác khách hàng của chúng ta lại thích được lựa chọn giữa nhiều hình thức vận chuyển khác nhau.

Một số khách thích được ship hàng nhanh và sẵn sàng chi trả phí vận chuyển. Ngược lại một số người lại muốn giảm chi phí vận chuyển và sẵn sàng đợi lâu hoặc có những người muốn được thanh toán sau khi nhận hàng. 

Bạn nên cung cấp cho khách hàng nhiều hình thức ship hàng thay vì chỉ sử dụng một hình thức cố định. Điều này không chỉ tăng thêm lựa chọn cho khách hàng mà còn giúp bạn tránh khỏi một số tình huống bị động khi một đơn vị vận chuyển xảy ra sự cố.

Tính năng tìm kiếm không đầy đủ

Nếu trang web của bạn có hàng trăm sản phẩm, bạn phải làm thế nào đó để khách hàng có thể tìm kiếm sản phẩm họ muốn với vài từ khóa mà họ nghĩ ra.

Theo Andy Eades của Elevate Web, nếu khách hàng sử dụng từ khóa để tìm kiếm một sản phẩm nào đó thì khả năng họ mua sản phẩm sẽ cao hơn gấp 3 lần.

Hiện nay hầu hết các nền tảng web đều đã hỗ trợ trình cắm tìm kiếm trên trang web. Tuy nhiên bạn phải tối ưu hóa các mô tả sản phẩm của mình bằng những từ khóa và thẻ tag để khách hàng có được kết quả tìm kiếm chính xác nhất.

Không liên kết với mạng xã hội

Trong thời đại này, bạn không thể kinh doanh online thành công mà không sử dụng sự hỗ trợ từ các trang mạng xã hội. Facebook, Zalo, Instagram… có thể hoạt động như một trang sản phẩm và cho phép khách hàng chia sẻ những sản phẩm họ thích với người khác. Ngoài ra các trang như Facebook và Twitter có thể giúp bạn quảng bá rộng rãi trang web của mình đến với mọi người. Bởi vậy hãy đảm bảo rằng trên website bán hàng của bạn có tích hợp sẵn nút chia sẻ lên mạng xã hội nhé!

Liên kết với mạng xã hội giúp nhiều người biết đến trang web hơn

Không tối ưu cho thiết bị di động

Các giao dịch diễn ra trên điện thoại thông minh và máy tính bảng đang tăng lên một cách chóng mặt và ngày càng phổ biến. Vậy nên nếu bạn muốn sống sót trong giới thương mại điện tử, trang bán hàng của bạn cần phải tối ưu cho thiết bị di động.

Đối với các nền tảng web hiện nay, tính năng này được tích hợp tự động. Nếu bạn sử dụng một nền tảng web cũ hơn thì bạn nên thiết kế lại trang web của mình theo chuẩn responsive, để người dùng có thể xem trang web của bạn trên bất cứ thiết bị nào.

Không tối ưu SEO

Khi bạn mở một trang web bán hàng, bạn có nghĩ rằng khách hàng sẽ tìm thấy trang của bạn bằng cách nào chưa? Ngày nay, hầu hết mọi người sử dụng các công cụ tìm kiếm như Google để tìm kiếm những thứ họ cần. Vậy làm thế nào để trang bán hàng của bạn xuất hiện trong kết quả tìm kiếm đó? Câu trả lời là bạn phải tối ưu SEO cho trang web của mình bằng cách xây dựng “hệ thống các từ khóa”, tối ưu thẻ hình ảnh, tối ưu cấu trúc website…

Nói về SEO chúng ta không thể đi vào chi tiết chỉ với vài dòng ngắn ngủi. Vậy nên nếu bạn chưa biết về SEO hãy tự mình tìm hiểu thêm nhé!

Điều hướng kém

Điều hướng trên trang web quá kém sẽ khiến bạn nhanh chóng mất đi khách hàng. Thử tưởng tượng xem, nếu trang bán hàng của bạn quá khó để tìm kiếm thông tin, thiếu các nút điều hướng cần thiết hoặc sử dụng quá nhiều font chữ, màu sắc khác nhau… thì khách hàng sẽ cảm thấy thế nào khi truy cập?

Thanh điều hướng quá dài

Trang bán hàng của bạn cần phải dễ điều hướng để khách hàng dễ sử dụng hơn. Chẳng hạn như khách hàng có thể click vào hình ảnh để đến thẳng trang thông tin sản phẩm và nhấn vào tiêu đề phía trên để quay lại…

Lợi ích của việc có một website bán hàng thì chắc các chủ shop đều đã biết. Nhưng cũng như bao kênh bán hàng khác, bạn cần đầu tư cả thời gian, công sức cũng như chi phí cho nó trước khi nó mang lại trái ngọt cho mình.

Phần mềm quản lý bán hàng Suno.vn chúc các shop buôn may bán đắt!

Từ khóa:

Bài Trước

Bài Tiếp Theo

Bán hàng:

Looking for 

Retirement Advice?

FREE

Tải MIỄN PHÍ ebook cẩm nang

quản lý kho, hàng hoá hiệu quả