Bạn ghé một cửa hàng, thấy nhân viên ngồi ngáp dài hoặc chăm chú chơi game, hoặc đại loại đang không có bất kì hoạt động gì liên quan đến bán hàng, thì có thể cửa hàng ấy chưa có mô tả hoạt động bán hàng tại cửa hàng.
Dưới đây chúng tôi chia sẻ kinh nghiệm trong quản lý hoạt động bán hàng tại cửa hàng, bao gồm 5 đầu việc phổ biến nhất.
1. Lập kế hoạch hành động chi tiết
Đây là một trong những yếu tố quyết định. Một cửa hàng thì có rất nhiều những việc không tên. Nên bạn cần có bản kế hoạch các công việc cần thực hiện trong khoảng thời gian sắp đến, và độ ưu tiên cho từng công việc, để đảm bảo mọi việc diễn ra đúng hướng. Dự đoán được những nguy cơ có thể xảy ra sẽ giúp khả năng thành công của kế hoạch cao hơn.
2. Khảo sát khách hàng
“Khách hàng là ông chủ thật sự của cửa hàng”. Ai cũng biết tầm quan trọng của khách hàng.Làm cho khách mua hàng hài lòng, quay lại mua hàng, xa hơn nữa là giới thiệu cho người thân, bạn bè, thì bạn chẳng phải lo về việc cửa hàng mình có “sống” được hay không.
Làm sao để biết được khách hàng hài lòng hay không?
Tất nhiên việc đầu tiên là bạn cần phải làm cho hàng hoá và dịch vụ của mình tốt lên. Nhưng làm sao để biết là khách hàng nhận thấy được cái “tốt” ấy thì bạn phải hỏi chính khách hàng của mình. Bạn cần soạn thảo các câu hỏi phù hợp, kịch bản cho việc đặt câu hỏi và tránh làm phiền khách hàng.
Bạn cũng cần phải đào tạo nhân viên kỹ càng, cho họ biết ý nghĩa của việt khảo sát. Nhân viên là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, đặt câu hỏi trong những tình huống cụ thể, nên nếu họ không biết mục tiêu cụ thể của công việc, thì bạn có thể kì vọng gì vào kết quả khảo sát?
3. Kết hợp việc bán hàng và quản lý khách hàng
Đa phần các cửa hàng tập trung vào việc bán hàng. Mối quan tâm lớn nhất của các chủ shop có lẻ là làm sao được nhiều hàng nhất. Điều này đúng nhưng chưa đủ. Nếu nhìn nhận bán hàng như là kết quả, thì bạn phải tạo ra và thúc đẩy nhiều quá trình. Bao gồm: tiếp thị, trải nghiệm tại cửa hàng, chăm sóc sau mua hàng. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có một số ít các cửa hàng quan tâm đến việc này.
Thử nghĩ xem, nếu bạn có những thông tin như khách đã mua hàng gì tại cửa hàng, bao lâu mới ghé cửa hàng một lần, doanh số mua hàng là bao nhiêu, sắp đến sinh nhật chưa … thì bạn có thể làm gì cho khách của mình nào? Việc kết hợp xuyên suốt phần mềm quản lý bán hàng và quản lý khách hàng làm tăng hiệu quả của cả 2 công cụ, đồng thời cho phép bạn dự đoán trước tình hình bán hàng của cửa hàng nhờ những khách hàng quay lại.
4. Phân tích số liệu
Trong thị trường ngày càng cạnh tranh và nhiều thay đổi, bạn ko thể làm việc theo kiểu just do it. “Cứ mở cửa hàng, cứ nhập hàng về là sẽ có khách hàng” – những câu chuyện cổ tích thời @ này sẽ càng lúc càng ít. Thu thập dữ liệu bán hàng, phân tích cách số liệu sẽ cho bạn biết tình hình hoạt động cửa hàng, số lượng hàng tồn, hàng bán nhanh, hàng bán chậm, chi phí nào cần cắt giảm. Biết việc nào nên phát huy, việc nào cần phải dừng lại. Chủ shop cũng nên xem xét tìm kiếm công cụ, phần mềm hỗ trợ thay vì phải hiện thủ công vốn mất nhiều thời gian, số liệu không kịp thời và không chính xác.
5. Mở rộng tiếp xúc khách hàng tiềm năng
Hoạt động của cửa hàng không còn gắn chết với các khu vực xung quanh cửa hàng nữa. Ngày nay, khách của bạn có thể đến từ bất kỳ đâu, và tất nhiên bạn cũng có thể gởi hàng đến bất kì địa điểm nào cho khách hàng.
Vì vậy, đừng chỉ dừng lại ở việc quảng bá cửa hàng của bạn quanh khu vực lân cận. Hãy mở rộng tìm kiếm khách hàng tiềm năng ở mọi nơi. Bạn có thể cho nhân viên tham gia các diễn đàn có cùng mối liên hệ với hàng hoá mình bán, các trang rao vặt, mạng xã hội… để tìm khách.
Tất nhiên người chủ/ quản lý, cần có chỉ dẫn cho nhân viên về cách thức thực hiện, và cải tiến định kì để đảm bảo hiệu quả công việc.
Trong bài tiếp theo, chúng tôi sẽ tập trung nói về việc quản lý vận hành, các hoạt động thường ngày tại cửa hàng. Các bạn chú ý theo dõi nha.