10 thách thức shop bán hàng online nào cũng gặp

Đã có rất nhiều thay đổi trong lĩnh vực kinh doanh online trên toàn cầu. Kéo theo đó là sự cạnh tranh về công nghệ và giá cả. Điều đó dẫn đến rất nhiều khó khăn cũng như thuận lợi cho các chủ shop bán hàng online. Dưới đây là 10 thách thức phổ biến nhất mà các chủ shop bán hàng online thuộc mọi quy mô phải đối mặt.

Có rất nhiều thách thức và khó khăn mà các chủ shop bán hàng online phải đối mặt.
Có rất nhiều thách thức và khó khăn mà các chủ shop bán hàng online phải đối mặt.

1. Không thể tìm ra sản phẩm chủ lực hay độc quyền để bán:

Các nền tảng website bán hàng thương mại điện tử (TMĐT) đã giúp loại bỏ nhiều rào cản. Vì vậy, bất cứ ai cũng có thể tham giá bán hàng trực tuyến trong vòng “một nốt nhạc”. Chỉ cần đăng ký tài khoản tạo shop và đăng bán tất cả các loại sản phẩm.

Hiện nay, danh mục sản phẩm trực tuyến của các sàn TMĐT gần như là khổng lồ. Các chủ shop bán hàng online từ khắp nơi trên thế giới dễ dàng kinh doanh hơn. Tuy nhiên, điều này cũng đã tạo nên sự “đại trà”. Việc ai cũng có thể bán hàng được và bán bất cứ sản phẩm nào khiến cho thị trường trở nên “hỗn tạp”.

Cùng một sản phẩm, kiểu mẫu mã có rất nhiều shop cùng bán với chất lượng, giá cả khác nhau. Vấn đề này đã làm cho các nhà bán lẻ rất khó khăn. Vì không thể tìm kiếm các sản phẩm độc đáo để bán hàng chủ lực. Trừ khi chủ shop bán hàng online có xưởng để tự sản xuất.

2. Chủ shop bán hàng online phải tốn nhiều chi phí quảng cáo hơn:

Thông thường các chủ shop bán hàng online thường kinh doanh trên các kênh chủ yếu gồm Facebook, sàn TMĐT, Zalo, Instagram, website,… Tuy nhiên, rất nhiều thứ đã thay đổi khiến cho các chủ shop phải tăng thêm chi phí quảng cáo bán hàng.

Chẳng hạn như Facebook, việc thay đổi bộ lọc khiến sự tương tác bán hàng giảm mạnh. Điều đó gây ra khó khăn cho các nhà bán lẻ phải. Giờ đây, họ phải tìm ra cách làm thế nào để thu hút khách hàng một cách hiệu quả mà tốn ít chi phí hơn.

3. Cần đa dạng hóa các kênh tiếp cận khách hàng mục tiêu:

Các kênh tiếp thị kỹ thuật số đang phát triển. Trong khi các nhà bán lẻ vẫn có thói quen, chỉ dựa vào một loại kênh nào đó để hướng khách hàng đến cửa hàng. Ngày nay, các chủ shop bán hàng cần phải tận dụng hiệu quả từ tất cả các kênh hơn. Chẳng hạn như FB Ads, SEO Google, PPC, Email MKT, sự kiện truyền thông,… Thông qua đó giúp tìm kiếm được nhiều khách hàng tiềm năng truy cập vào cửa hàng offline hay trực tuyến của họ.

4. Đầu tư hơn cho nội dung (content) quảng cáo:

Các chủ shop bán hàng online hầu như đang chi ngân sách khá nhiều cho quảng cáo. Nhằm thúc đẩy lưu lượng truy cập vào cửa hàng trực tuyến của họ. Tuy nhiên, mọi người đều mắc sai lầm khi đầu tư nhiều tiền để chạy quảng cáo hàng loạt mà lại ít quan tân đến nội dung quảng cáo.

Trong thời đại này, content chính là chìa khóa thống trị. Nội dung bài viết không chỉ giúp bạn truyền đạt thông điệp của mình. Nó còn phải đánh trúng tâm lý của người dùng. Không phải tất cả các khách hàng tiềm năng đều có suy nghĩ giống nhau. Vậy nên các chủ shop bán hàng online phải tạo ra thông điệp phù hợp cho từng đối tượng nhắm đến. Từ đó mới có thể chuyển đổi họ từ khách hàng tiềm năng với thành khách mua hàng.

5. Cố gắng thu thập data khách hàng:

Có một điều mà các chủ shop bán hàng online ít khi quan tâm, chính là thu thập data khách hàng. Thậm chí, kể cả khi đã tích lũy được một danh sách thông tin khách hàng thì họ vẫn không biết tìm cách khai thác tận dụng. Hoặc là khai thác không hết những lợi ích từ data khách hàng đó. Trong thời đại 4.0, data khách hàng chất lượng rất quan trọng. Đôi khi, nó quyết định sự thành công về mặt cạnh tranh so với đối thủ.

Vậy nên, các chủ shop bán hàng online cần quan tâm nhiều hơn về vấn đề này. Tuy nhiên, người dùng ngày càng ý thức dè chừng hơn trong việc cung cấp thông tin cá nhân của mình. Do đó, cần sử dụng các thủ thuật để thu thập được data khách hàng thành công. Chẳng hạn như gửi mã giảm giá, khuyến mãi, tổ chức các cuộc thi, sự kiện, mini game,…

6. Chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách mua hàng:

Thúc đẩy lưu lượng truy cập chất lượng và nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng chính là chìa khóa thành công. Tại một thời điểm nhất định, bạn cần chuyển đổi các khách hàng tiềm năng thành các khách hàng chịu chi trả cho bạn.

Để làm được điều đó, các chủ shop bán hàng online phải liên tục tối ưu hóa các công cụ chuyển đổi. Ví dụ như Email, Sms MKT, khách truy cập website, khách nhấp vào quảng cáo,… Nên nhớ, tối ưu hóa chuyển đổi là một quá trình phải diễn ra liên tục.

7. Tìm cách giữ chân khách hàng cũ:

Thu hút khách hàng mới đắt hơn so với việc giữ chân những khách hàng hiện tại bạn đã có. Các nhà bán lẻ phải thực hiện các chiến thuật để giúp họ tận dụng tối đa cơ sở khách hàng của mình để tăng giá trị trọn đời của khách hàng.

8. Phải đạt được tăng trưởng dài hạn để có lợi nhuận:

Tăng doanh số là một cách để phát triển doanh nghiệp nhưng cuối cùng, điều quan trọng nhất là lợi nhuận. Các nhà bán lẻ trực tuyến phải luôn tìm cách cắt giảm chi phí tồn kho, nâng cao hiệu quả tiếp thị, giảm chi phí, giảm chi phí vận chuyển và kiểm soát lợi nhuận của đơn hàng.

9. Lựa chọn công nghệ & đối tác phù hợp:

Một số nhà bán lẻ trực tuyến có thể phải đối mặt với những thách thức tăng trưởng. Vì công nghệ của họ đang hạn chế chính họ. Các chủ shop bán hàng online muốn đạt tăng trưởng phải được xây dựng trên nền tảng công nghệ tốt. Họ phải chọn giải pháp giỏ hàng phù hợp, phần mềm quản lý hàng tồn kho, phần mềm email, hệ thống CRM, phân tích và nhiều hơn nữa.

Chưa kể đến việc thuê các đối tác không phù hợp để thực hiện các dự án. Hoặc giám sát các chiến dịch tiếp thị cũng có thể hạn chế sự phát triển của bạn. Các nhà bán lẻ trực tuyến phải chọn cẩn thận những người cùng làm việc với mình.

10. Thu hút, tuyển dụng và đào tạo nhân viên để nâng cao chất lượng dịch vụ:

Các chủ shop bán hàng online cần đối mặt với vấn đề tuyển dụng đúng người tài. Đồng thời phải có quy trình đào tạo nhân viên chuyên nghiệp, chặt chẽ. Dù bạn có tầm nhìn và khát vọng như thế nào nhưng trên thực tế nếu chủ shop không tuyển đúng người thì vẫn thất bại.

Thu hút nhân tài phù hợp là chìa khóa để đạt được sự tăng trưởng mong muốn. Ngoài ra, cũng cần có nhà lãnh đạo phù hợp để đóng vai trò quyết định đường lối phát triển đúng đắn.

Thông qua bài viết chia sẻ về những thách thức, khó khăn mà các chủ shop bán hàng online đang gặp phải. SUNO hy vọng rằng mọi người có thể tìm ra hướng khắc phục và ngày càng phát triển công việc kinh doanh của mình hơn. 

Từ khóa:

Bài Trước

Bài Tiếp Theo

Bán hàng:

Looking for 

Retirement Advice?

FREE

Tải MIỄN PHÍ ebook cẩm nang

quản lý kho, hàng hoá hiệu quả