[Bài học kinh doanh] Chiến lược xây dựng thương hiệu của Coca Cola

Ngày này, Coca Cola đã trở thành thương hiệu số 1 toàn cầu. Nhưng điều gì đã tạo nên tên tuổi của hãng nước ngọt này? Hãy cùng SUNO.vn điểm qua các chiến lược xây dựng thương hiệu của Coca Cola.

chiến lược xây dựng thương hiệu của coca cola là gì
Chiến lược xây dựng thương hiệu của ông lớn coca cola

1.Chiến lược xây dựng thương hiệu với sản phẩm độc nhất vô nhị trên thị trường

Coca Cola được sáng chế bởi dược sĩ John Stith Pemberton với mục đích tìm ra một loại thuốc bình dân trị đau đầu và mệt mỏi. Ông đã pha chế thành công một loại nước uống có tác dụng giảm nhức đầu và tăng sảng khoái. Đó là một hỗn hợp của Coca, hạt Kola và damiana (loại cây bụi có hoa có tác dụng chống căng thẳng và chất gây hưng phấn).

Năm 1886, đạo luật bây giờ cấm sản xuất sản phẩm đồ uống có chứa cồn. Vì vậy, Pemberton buộc phải loại bỏ cồn khỏi công thức ban đầu. Thành phần cocaine được loại bỏ khỏi sản phẩm Coke vào năm 1903. Nhà sản xuất nhiều lần điều chỉnh thành phần nhưng hầu như không có sự thay đổi nhiều so với công thức ban đầu.

Nhờ lợi thế không mất thời gian để điều chỉnh khẩu vị theo các thị trường trên toàn thế giới. Điều này đã giúp công ty tăng trưởng nhanh chóng hơn rất nhiều.

2. Phông chữ logo không thay đổi theo thời gian

Logo của Coca Cola sử dụng kiểu chữ Spencerian. Đây là phông chữ mà nhân viên kế toán thường sử dụng. Kiểu chữ này tạo ra sự khác biệt cho Coca Cola so với các sản phẩm đồ uống khác trên thị trường. Đó cũng chính là chiến lược xây dựng thương hiệu của Coca Cola.

Năm 1923, Coca Cola đã tiêu chuẩn hóa logo và quyết định rằng logo sẽ không bao giờ thay đổi theo thời gian. Trong suốt 100 năm quá, cái tên Coca Cola đã in sâu vào trí nhớ người tiêu dùng trên toàn thế giới. Đối với bất kì doanh nghiệp nào, việc làm thế nào để khiến khách hàng nhớ đến thương hiệu luôn là vấn đề cần được coi trọng hàng đầu.

chiến lược xây dựng thương hiệu
Sử dụng một font chữ đồng nhất là chiến lược xây dựng thương hiệu của Coca Cola

3. Sử dụng bao bì độc quyền

Năm 1915, Coca Cola để mất thị phần vào tay nhiều đối thủ khác. Hãng đã quyết định mở cuộc thi tìm kiếm mẫu chai đựng mới đem lại một diện mạo hoàn hảo, không thể nhầm lẫn với các sản phẩm khác. Mẫu chai mới phải khác biệt, dễ nhận biết, sử dụng thiết bị hiện có và có thể sản xuất đại trà.

Cuối cùng, Coca Cola đã quyết định chọn ý tưởng lấy hình minh họa quả cacao làm vỏ chai. Mặc dù cacao và Coca Cola gần như không có liên quan đến nhau. Nhưng quả cacao có hình dạng lạ lẫm vừa hấp dẫn đủ khả năng gây ấn tượng mạnh với người xem. Mẫu chai mới này được Coca Cola tích cực quảng cáo trở thành biểu tượng của thương hiệu.

4. Nhà bản lẻ cam kết đảm bảo chất lượng

Coca Cola tập trung vào duy trì chất lượng sản phẩm khi mở rộng quy mô công ty. Nhóm phát triển sản phẩm đã đưa ra quyết định rằng sản phẩm phải được phục vụ ở nhiệt độ 360F (2,220C). Các nhà bán lẻ được yêu cầu không bao giờ phục vụ sản phẩm ở nhiệt độ trên 400F (4,440C).

Hiện nay, tuy chính sách này không còn được áp dụng. Nhưng đây là một ví dụ điển hình cho sự nổ lực đảm bảo chất lượng sản phẩm đến tay khách hàng.

5. Không đổi giá bán lẻ trong 70 năm

Trong khi hầu hết các công ty khi mới khởi nghiệp là cung cấp dịch vụ miễn phí sau đó thu phí cao hơn khi khách hàng đã quen được sử dụng dịch vụ miễn phí trước đó, Coca Cola lại làm ngược lại.

Coca Cola chọn cách tận dụng hiệu ứng kết nối và lan tỏa biến khách hàng thành fan trung thành của thương hiệu. Hãng đã giữ giá bán lẻ không đổi trong 70 năm. Từ năm 1886 đến 1959, 1 chai Coke chỉ có giá 5 cent Mỹ.

chiến lược xây dựng thương hiệu của coca
Chiến lược xây dựng thương hiệu bằng cách không đổi giá

6. Chỉ dẫn quảng cáo bằng lời nói

Không thể phủ nhận chiến lược quảng cáo thông minh bằng lời nói đã giúp Coca Cola trở thành thương hiệu đồ uống được biết đến rộng rãi trên thế giới.

Từ năm 1887 – 1920, hãng đã áp dụng việc cung cấp coupon miễn phí nhằm tạo khả năng nhận diện thương hiệu. Coca Cola còn là thương hiệu tiên phong gắn kết những đồ vật không liên quan đến sản phẩm. Họ cung cấp cho các cửa hàng bán lẻ lịch, đồng hồ để tặng cho khách hàng.

7. Chấp nhận kinh doanh nhượng quyền

Năm 1899, ông chủ của Coca Cola đã chấp nhận quyết định trao quyền đóng chai cho đối tác. Đánh dấu sự khởi đầu của Hệ thống Coca Cola – mối liên kết nhượng quyền với các nhà máy đóng chai. Ngày nay, trên toàn thế giới đã có hơn 250 nhà đóng chai tạo điều kiện cho thương hiệu phát triển mạnh mẽ.

Xem thêm:

Từ khóa:

Bài Trước

Bài Tiếp Theo

Bán hàng:

Looking for 

Retirement Advice?

FREE

Tải MIỄN PHÍ ebook cẩm nang

quản lý kho, hàng hoá hiệu quả