Vì sao khách hàng ngại thanh toán trực tuyến khi mua sắm online?

Theo báo cáo TMĐT Việt Nam năm 2013, tỉ lệ thanh toán trực tuyến cho các đơn hàng chỉ chiếm 19% trên tổng số 72 triệu thẻ ATM được phát hành, những thanh toán còn lại chủ yếu là giao dịch bằng tiền mặt khi nhận hàng. Vì sao khách hàng dù rất thích mua sắm online nhưng lại ngại thanh toán trực tuyến. Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân tỉ lệ thanh toán thấp là do người tiêu dùng lo ngại chất lượng mua hàng, khâu thanh toán phức tạp, rủi ro khi giao dịch.

Khách hàng vẫn luôn e ngại thanh toán trực tuyến mỗi khi mua sắm
Khách hàng vẫn luôn e ngại thanh toán trực tuyến mỗi khi mua sắm

Thanh toán trực tuyến chưa thật sự phát triển

Khi thương mại điện tử, kinh doanh online phát triển, rất nhiều người đã đặt kỳ vọng phương thức thanh toán trực tuyến sẽ trở thành công cụ thanh toán chủ lực cho các giao dịch mua sắm. Bởi phương thức này giúp tiền tệ lưu thông nhanh chóng, tránh được những rủi ro khi sử dụng tiền mặt, giúp tiết kiệm được nhân lực, chi phí cho doanh nghiệp và hơn hết sẽ mang đến sự tiện lợi nhất định cho người dùng. Nhưng trên thực tế, công cụ thanh toán rất được kỳ vọng này lại đang lép vế với các hình thức thanh toán khác.

Dịch vụ thanh toán trực tuyến tuy giải quyết được những vấn đề cơ bản như có thể thanh toán ngoài giờ hành chính, rút ngắn thời gian công sức… Nhưng lại vấp phải nhiều rào cản từ những cơ sở thu hộ như ngân hàng, thế giới di động. Nhiều người vì ngại thao tác trực tuyến quá phức tạp nên lựa chọn phương thức truyền thống.

Sự phát triển của dịch vụ ship COD

Tiền mặt vẫn luôn là kênh thanh toán được người Việt tin chọn sử dụng nhiều nhất, đây có thể xem là nguyên nhân chính khiến thanh toán trực tuyến khó phát triển như vậy. Giống như kiểu “tiền trao cháo múc”, bên bán giao hàng thì bên mua mới trả tiền. Mua hàng online nhưng khách hàng lại lựa chọn trả sau bằng tiền mặt thông qua dịch vụ ship COD (giao hàng thu tiền hộ).

Hình thức giao hàng này rất có lợi cho khách hàng nhưng lại đem đến nhiều rủi ro cho doanh nghiệp như: tỉ lệ hủy đơn cao sẽ làm tốn kém thêm chi phí vận chuyển, giao nhận hàng, dòng tiền xoay vòng chậm vì phải qua nhiều khâu trung gian… Nhưng cho đến hiện tại, hình thức này vẫn được lựa chọn nhiều hơn cả vì những lợi ích thiết thực nó mang đến cho người mua hàng.

Khách hàng chưa tin vào chất lượng sản phẩm

Nguyên nhân tiếp theo, khiến khách hàng không mặn mà với thanh toán trực tuyến là họ không thực sự tin tưởng vào nơi bán cũng như chất lượng của sản phẩm. Khi chọn phương thức thanh toán ship COD, người mua có thể xem trước sản phẩm nếu không hài lòng có thể trả lại ngay lúc đó mà không mất thêm một đồng chi phí nào. Đây được xem là nguyên nhân quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc khách hàng vẫn đang quay lưng với phương thức thanh toán trực tuyến.

Cho phép thanh toán mà không cần tạo tài khoản

Nhiều khách hàng khi truy cập website lần đầu tiên, đơn giản chỉ muốn mua hàng và thanh toán, họ không thích phải làm thêm cách thủ tục đăng ký rườm rà như cung cấp thêm địa chỉ email, hay buộc họ đăng ký làm thành viên mới có thể đăng nhập mua hàng. Khách hàng khi chọn mua sắm trực tuyến chỉ muốn cung cấp đủ thông tin cho bên bán, để họ có thể giao hàng đúng địa chỉ, đúng người nhận mà thôi.

Có thể trong một vài năm nữa thanh toán trực tuyến sẽ phát triển với tốc độ nhanh hơn nếu các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh online khắc phục được các nguyên nhân kể trên.

Từ khóa:

Bài Trước

Bài Tiếp Theo

Bán hàng:

Looking for 

Retirement Advice?

FREE

Tải MIỄN PHÍ ebook cẩm nang

quản lý kho, hàng hoá hiệu quả