Quảng cáo Remarketing là phương thức quảng cáo mà Google cung cấp nhằm giúp chủ kinh doanh tiếp cận với những đối tượng khách hàng tiềm năng. Dưới đây là 11 chiến lược quảng cáo remarketing giúp bạn quảng cáo hiệu quả hơn.
Các mẫu quảng cáo này sẽ theo chân những đối tượng người dùng đã từng truy cập website. Sau đó khuyến khích, tạo thông điệp để những đối tượng này truy cập web một lần nữa. Lúc này doanh nghiệp sẽ có cơ hội giới thiệu sản phẩm, dịch vụ mà họ đang kinh doanh đến những người dùng đang thực sự có mối quan tâm. Từ đó, cơ hội kinh doanh, bán hàng sẽ được gia tăng.
Nhưng để đảm bảo sự thành công với phương thức này yêu cầu bạn phải xác định được hướng đi, chiến lược phát triển cụ thể. Chính vì vậy, bạn nên áp dụng những chiến lược quảng cáo Google Remarketing dưới đây để mang lại hiệu quả cao nhất.
1. Nhắm mục tiêu cho thẻ Tag vào website của bạn
Cần xác định chính xác trang đích mà bạn muốn gắn thẻ để theo dõi và điều hướng tiếp thị lại. Đồng thời trang đích phải có nội dung liên quan mật thiết tới quảng cáo tiếp thị lại của bạn cho khách hàng. Việc này sẽ giúp khách hàng quay lại website, tăng khách hàng tiềm năng cho bạn nhanh chóng trong thời gian ngắn.
2. Chia nhỏ chiến dịch tiếp thị lại thành các nhóm với mục tiêu cụ thể hơn
Khách hàng tiềm năng sẽ không giống nhau và có những mục tiêu khác nhau khi vào website của bạn. Chính vì thế, bạn nên chia nhỏ chiến dịch quảng cáo remarketing. Như vậy bạn sẽ tiếp cận được với nhiều nhóm đối tượng khách hàng hơn. Cũng nên lưu ý cung cấp đúng nội dung nhắm vào nhu cầu khách hàng đang cần. Có vậy mới mang lại hiệu quả cho chiến dịch về lượng truy cập và doanh số đến từ khách hàng.
Bạn cần tạo nhiều nút CTA khác nhau cho các mẫu quảng cáo nhắm tới các trang khác nhau. Kiểm soát và theo dõi tỷ lệ chuyển đổi trên từng mẫu quảng cáo, để thấy hiệu quả của nó tác động tới doanh số bán hàng.
3. Tạo nhiều kích thước hình ảnh banner tiếp thị và sao chép chính xác
Với cùng một nội dung thông điệp quảng cáo, bạn hãy tạo nhiều hình ảnh banner khác nhau theo kích thước quy định của Google. Nó sẽ giúp bạn thu hút nhiều khách hàng tiềm năng cho mình hơn.
4. Đấu giá thầu cao hơn cho trang Giỏ hàng và không quan tâm đến chuyển đổi
Đấu giá thầu cho chiến dịch ảnh hưởng đến cả lượng truy cập ảo từ trang Giỏ hàng và tới các trang như ebook. Ngay khi họ rời đi, bạn mất đi lượng truy cập nhưng lại được tính trong tỷ lệ chuyển đổi.
Bạn nên chi nhiều hơn cho các truy cập có ích. Bằng cách tăng chi tiêu ngân sách cho các mẫu quảng cáo có tiềm năng. Và giảm tần suất hiển thị trên các trang có cài mã chuyển đổi.
5. Giảm giá thầu trên trang chủ và trang không mang lại hiệu quả chuyển đổi
Vì bạn sẽ lãng phí giá thầu tiếp thị và không có hiệu quả chuyển đổi lợi nhuận. Bạn nên đặt giá thầu giá thầu thấp hơn các trang chuyển đổi cao. Nếu bạn muốn nhắm tới những người không có tỉ lệ chuyển đổi thì nên sử dụng chiến dịch tiếp thị lại trên trang đích với nút CTA. Nó sẽ giúp bạn cải thiện tỷ lệ ROI cho chiến dịch và có được danh sách khách hàng mới cho mình mà không cần phải đi nghiên cứu thị trường hoặc mua dữ liệu khách hàng.
6. Sử dụng coupon hoặc các chương trình khuyến mãi lôi kéo khách hàng trở lại và trên các trang sản phẩm
Với những khách hàng ghé thăm website và nhấp vào một trang sản phẩm cụ thể, hãy sử dụng các coupon giảm giá. Nó sẽ giúp thúc đẩy người dùng chưa hoàn thành mua sắm trở lại trang sản phẩm của bạn để hoàn tất quá trình mua sắm trên website.
7. Tập trung vào nội dung và chăm sóc khách hàng hơn bán hàng trực tiếp
Nếu website của bạn có lượng truy cập cao thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng chiến lược tiếp thị lại để cải thiện nhấp chuột tới các trang đích phụ. Tập trung vào lượng traffic thoát cao và chăm sóc họ với những thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm. Hãy tìm ra vấn đề của khách hàng và cách giải quyết.
8. Chiến lược tiếp thị lại với việc cân nhắc thời gian thực hiện chiến dịch tránh hao tổn ngân sách
Thường là nên cứ 3 tháng thì chạy chiến dịch tiếp thị lại với khách hàng. Nhưng nếu bạn chỉ bán trong một thời gian ngắn hoặc với các doanh nghiệp bán lẻ, bạn cần chạy ngắn, trong thời gian nhất định.
9. Cân nhắc tần suất thực hiện chiến dịch quảng cáo
Khách hàng sẽ cảm thấy phiền nếu như bạn xuất hiện với tần suất liên tục. Cảm giác như lúc nào cũng thấy bạn sẽ dễ gây ác cảm. Hãy cân nhắc thời gian thực hiện chiến dịch với tần suất trong ngày, theo tháng hoặc tuần. Thực hiện chiến dịch với tần suất ổn định và đủ để khách hàng nhận diện được thương hiệu tốt nhất, gần gũi nhất.
10. Làm mới thông điệp cho những khách hàng không phải mục tiêu chuyển đổi
Nếu chiến dịch sử dụng là tiếp thị cung cấp mua sắm giảm giá trong thời gian nhất định hoặc cho bao nhiêu khách hàng đầu tiên. Bạn cần phải làm mới thông điệp tiếp thị liên tục. Lưu ý nội dung cần nắm bắt xu hướng, sở thích của người dùng. Đồng thời tạo lại sự hứng thú cho nhãn hàng của bạn.
11. Tiếp thị lại với khách hàng đã có chuyển đổi
Với những khách hàng đã sử dụng dịch vụ hoặc sản phẩm của bạn, mục tiêu không hẳn để mua sản phẩm lần nữa mà còn là nhận diện thương hiệu. Bạn cần chiến dịch tiếp thị lại với tần suất hiển thị thấp nhưng lâu dài. Như vậy sẽ giữ cho thương hiệu của bạn luôn trong tiềm thức của họ. Có một số cách sau:
- Chiến dịch bán hàng trong 6 tháng
- Giới thiệu một dòng sản phẩm mới
- Giới thiệu sản phẩm được nâng cấp mới nhất
Trên đây là 11 chiến lược quảng cáo remarketing nâng cao giúp bạn tiếp cận khách hàng tiềm năng hiệu quả và dễ dàng hơn. Hy vọng bạn sẽ áp dụng thành công cho doanh nghiệp của mình. Và nhớ theo dõi SUNO.vn để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!