Các chủ shop có thể phải đối mặt với nhiều khó khăn khi kinh doanh vào mùa lễ. Theo Morgan Stanley, người tiêu dùng đang có dấu hiệu bị chi phối và mệt mỏi và thiếu kiên định.
Các cửa hàng luôn phải cạnh tranh khốc liệt cho những trải nghiệm của khách hàng, nếu không thì lợi nhuận sẽ giảm và mùa mua sắm kéo dài không quá 5 ngày. Khách hàng sẽ không chấp nhận những phương pháp kinh doanh cẩu thả và những trải nghiệm tồi tệ. Nếu các nhà bán lẻ muốn đạt hiệu quả cao trong kinh doanh vào mùa lễ mùa lễ, hãy phục vụ khách hàng theo 10 lời khuyên sau đây:
Không nên nghĩ khách chỉ đến để xem hàng:
Khách thường xem hàng trên máy tính, máy bảng hoặc điện thoại. Vì vậy hãy bỏ ngay suy nghĩ người ta đến cửa hàng bạn chỉ để xem hàng và chăm sóc họ thật tốt. 90% những người mua sắm bắt đầu bằng việc xem hàng. Hãy cho họ xem các mặt hàng đặt biệt, các mẫu mới mà bạn chưa kịp cập nhật trên trang web bán hàng của mình.
Đừng bao giờ bỏ rơi khách hàng:
Khách hàng đến để mua sắm chứ không phải để bỏ thời gian đi tìm kiếm nhân viên khi cần biết thông tin. Vì vậy, bạn thà chủ động làm phiền họ để đề nghị giúp đỡ vẫn tốt hơn là không để ý đến họ. Nghe thì đơn giản, nhưng chắc chắn rằng đã rất nhiều lần bạn nhìn thấy nhân viên bán hàng tụ tập lại một chỗ và không hề quan tâm đến khách hàng đúng không?
Luôn làm việc một cách tháo vát:
Trong thời điểm cạnh tranh cao như kinh doanh vào mùa lễ, bạn nên đặt ra mục tiêu cao hơn nữa về doanh thu. Bán hàng vượt qua mức như mong đợi đòi hỏi bạn phải làm việc tháo vát, nhanh nhẹn và không bỏ lỡ một cơ hội nào. Hãy bắt đầu bằng một cuộc họp để đưa ra mục đích kinh doanh và chỉ tiêu phấn đấu rõ ràng khi kinh doanh vào mùa lễ, sau đó là đưa ra các phương pháp để thực hiện.
Không bao giờ để khách hàng phải chờ đợi:
Khi khách hàng chờ lâu, họ sẽ trở nên căng thẳng, bồn chồn và dễ thay đổi. Không nên để khách hàng phải chờ đợi dù bất cứ lý do gì. Nếu hệ thống thanh toán của bạn không hiệu quả, nghĩa là bạn đang đẩy toàn bộ việc kinh doanh đến bờ rủi ro. Hãy đảm bảo một quá trình bán hàng nhanh chóng, thân thiện và dễ dàng di chuyển. Việc chờ đợi cho các thiết bị bán hàng chỉ còn trong quá khứ vì bây giờ đã có những chiếc thẻ hiện đại và máy quét thẻ an ninh tự động.
Cư xử công bằng với mọi khách hàng:
Đừng đặt tiêu chuẩn về khả năng mua sắm của khách hàng. Hãy đối xử tốt với mọi khách hàng khi họ bước vào cửa hàng của bạn, bất kể là họ đến để chi tiền mua sắm hoặc làm gì khác.
Hãy chào đón khách hàng ngay từ cửa trước:
Có một lần tôi bước vào một shop bán lẻ rất lớn, và dường như 17 phút sau tôi mới được chào hỏi. Hãy giao nhiệm vụ này cho một nhân viên có khả năng làm cho khách hàng cảm thấy được chào đón nhiệt tình và hướng dẫn họ đi đến những gian hàng họ cần. Ví dụ như “cảm ơn rất nhiều vì đã đến với chúng tôi! Tôi có thể giúp gì cho bạn” hoặc “bạn cần mua những gì..?”
Bộ phận quản lý cũng nên hòa nhập với khách hàng:
Một cách để làm tăng trải nghiệm và lòng trung thành của khách hàng đó là ban quản lý phải có trách nhiệm quan tâm tới từng khách hàng. Điều này làm cho doanh nghiệp của bạn trở nên khác biệt với các đối thủ cạnh tranh và làm tăng giá trị khách hàng.
Hãy đưa ra nhiều giải pháp tốt hơn thay vì bán với giá rẻ nhất:
Mọi người thường mua hàng hóa để đáp ứng nhu cầu của mình. Giải pháp tốt nhất cho nhân viên bán hàng là phải có những câu hỏi đúng trọng tâm nhất để thể hiện quan tâm tới khách hàng, luôn lắng nghe khách hàng và nắm chắc lượng hàng có trong kho để cung cấp cho khách hàng.
Cố gắng bán kèm sản phẩm thứ hai:
Điều này có nghĩa là mỗi sản phẩm được mua sẽ tạo cơ hội cho một sản phẩm khác được bán kèm theo. Chờ cho đến khi những sản phẩm đầu tiên được mua xong và đề nghị một sản phẩm khác đi kèm đó là cách tốt nhất để thúc đẩy khách hàng. Ví dụ như “Chúng tôi có mẫu găng tay rất hợp với áo khoác này, chị có muốn xem qua không”. Người ta thường sẽ vui lòng mua thêm để chứng tỏ sản phẩm đầu tiên mà họ mua. Đáp ứng đầy đủ hàng hóa cho khách không chỉ là tăng lợi nhuận mà còn giúp tăng lòng trung thành của khách hàng.
Hãy làm cho khách hàng sử dụng tối đa ngân sách của họ:
Đừng bao giờ tin khách hàng khi họ nói họ không đủ khả năng mua thứ gì đó. Vì họ có thể sẽ mua quá số tiền dự định và còn thường xuyên mua như vậy. Hầu hết các hộ gia đình ở Mỹ đều sử dụng tối đa ngân sách của họ. Ghi nhận ý kiến ngân sách hạn hẹp và cố gắng giới thiệu đến khách hàng những sản phẩm, dịch vụ và giải pháp mà còn giá trị cao hơn cả số tiền mà họ dự định chi tiêu.
Các nhà bán lẻ thành công thường tìm đủ cách để thuyết phục khách hàng mua hàng nhiều hơn số tiền họ dự định bạn đầu, đồng thời cung cấp những trải nghiệm khách hàng tuyệt vời nhất để duy trì lòng trung thành và truyền miệng qua lại.
Nhân viên của bạn nên đối xử với khách hàng như những nhà triệu phú, những người mà luôn sẵn sàng mua ngay nếu họ thích. Những nhà bán lẻ áp dụng phương pháp này sẽ dễ dàng chiến thắng sự hoài nghi của khách hàng, biến họ thành những người mua trung thành và thường xuyên.
Xem thêm: