Ngoài các kênh tiếp cận khách hàng như facebook hay zalo, instagram .v.v… cửa hàng của bạn đã xây dựng một trang web bán hàng? Để có thể tạo được một website chuyên nghiệp không khó, nhưng làm sao để website của bạn thực sự hiệu quả và tăng số lượng khách hàng mua hàng trực tuyến thì không phải bài toán dễ dàng.
Hãy cùng Suno.vn phân tích xem lý do gi mà website của bạn vẫn cứ ế ẩm nhé!
1/ Mô tả sản phẩm
Đa phần khi khách hàng tìm đến các website của của hàng, nhãn hàng là khi họ muốn tìm hiểu rõ về sản phẩm trước khi đặt hàng trực tuyến hoặc đến trực tiếp cừa hàng. Do đó, phần mô tả sản phẩm chi tiết trên website cực kì quan trọng trong việc thúc đẩy quyết định mua hàng của đối tượng khách hàng tiềm năng.
Ngoài ra, những thông tin như chất liệu, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa cũng là điều mà các website bán hàng nên có.
2/ Còn hàng hay hết hàng?
Việc biết rõ hàng còn hay đã hết rất quan trọng để khách truy cập vào website ra quyết định mua hàng. Nếu một sản phẩm đã hết, thông tin kịp thời về tình trạng sản phẩm rất quan trọng. Mặt khác, khách hàng cũng cần có lựa chọn nhận được thông báo khi hàng về, hoặc trang này cần đưa ra những mặt hàng liên quan mà khách hàng có thể chọn lựa thêm hoặc thay thế sản phẩm đang hết hàng.
3/ Cách thức vận chuyển và nhận hàng
Giá cả vận chuyển và thời gian vận chuyển hàng hóa phải được niêm yết rõ ràng. Thiếu thông tin này khiến trang web bán hàng của bạn trở nên thiếu tin cậy và gây khó khăn cho người dùng trong việc quyết định nên mua hay tìm một cừa hàng trực tiếp để mua cho bảo đảm.
4/ Hình ảnh sản phẩm
Mọi người thích nhìn thấy những gì họ đang mua trước khi ra quyết định mua. Những bức ảnh chất lượng cao từ nhiều góc chụp rất quan trọng để biến người xem hàng thành người mua hàng. Nhưng hãy chú ý là bạn nên có hình ảnh sản phẩm thật do chính cửa hàng bạn chụp nếu có thể, điều này sẽ giúp khách hàng an tâm hơn khi lựa chọn sản phẩm.
5/ Tốc độ tải và truy cập của website
Tốc độ tải chậm là một trở ngại lớn với các trang web bán hàng. Vì người dùng rất ghét phải chờ đợi lúc website load dữ liệu. Bạn nên kiểm tra thời gian tải của website so với các website đối thủ. Sau đó có những cải thiện kịp thời nếu tốc độ tải dữ liệu của website chưa đủ tốt.
—
Bạn còn gặp những khó khăn hay điều gì thắc mắc quanh việc kinh doanh của mình? Hãy tham gia giao lưu, chia sẻ với Suno.vn tại đây nhé!