Bài viết sau đây, SUNO muốn đề cập đến việc hướng dẫn mở quán cafe, bao gồm việc lập kế hoạch kinh doanh, bắt đầu và triển khai như thế nào.
Theo thống kê, có khoảng 68% số người uống cafe vào mỗi sáng thức dậy, nên không có gì ngạc nhiên khi ngành công nghiệp này đang “bùng nổ” vào những năm gần đây. Và nếu bạn thật sự yêu thích lĩnh vực này thì việc kinh doanh quán cafe sẽ là sự lựa chọn đáng để bạn đầu tư vốn.
1. Xây dựng kế hoạch kinh doanh vững chắc
Một trong những bước quan trọng đầu tiên bạn cần thực hiện đối với việc mở quán cafe, đó là lập nên một kế hoạch kinh doanh.
Điều này sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi liên quan đến việc bạn kinh doanh gì, nó sẽ mang lại lợi ích gì, cơ sở khách hàng bạn hướng đến là ai, khám phá đối thủ cạnh tranh, kế hoạch tăng trưởng và cung cấp các chiến lược khắc phục sự cố nếu bạn gặp khó khăn để có thể đạt được mục tiêu của mình.
Trước khi bắt đầu tạo ra một kế hoạch kinh doanh lâu dài, thì cần nhanh chóng xác định ý tưởng kinh doanh, cũng như hiểu rõ thị trường, tiếp cận như thế nào và làm thế nào để khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.
2. Dành thời gian để tìm đúng địa điểm
Để thành công, bạn cần phải có vị trí thích hợp cho quán cafe của mình.
Nên cân nhắc đến các vị trí gần trung tâm, nơi mà mọi người tụ tập, kèm theo đó là một khoảng không gian thuận lợi để mọi người dễ dàng nhìn thấy. Điều này sẽ không thể nào chỉ triển khai trong vòng một đêm được.
3. Thuê một kế toán viên
Một trong những lời khuyên mà mọi lĩnh vực kinh doanh cần có, đó là nên thuê một kế toán viên.
Trên thực tế, kế toán của bạn thực sự sẽ là nhà tư vấn kinh doanh nhỏ cho bạn. Sẽ giúp bạn kiểm soát chính xác những nguồn đầu tư, thu chi, từ đó có thể giúp hoàn thành các mục tiêu kinh doanh của bạn.
4. Tiết kiệm cho các chi phí của riêng bạn
Ngoài chi phí khởi động để mở một quán cafe. Thì một doanh nghiệp có khả năng sẽ không thu lại bất kì lợi nhuận nào trong khoảng 6 tháng, ngay cả khi bạn bắt đầu vận hành quán ngay lập tức.
Vì vậy, hãy lên kế hoạch trước. Bạn cần đảm bảo dành đủ tiền để có thể trang trải các chi phí cá nhân của mình trong vòng ít nhất là 6 tháng.
Bạn cần hiểu được khái niệm về dòng tiền, cũng như tham khảo những chia sẻ của những người đi trước, từ đó, có thể lên kế hoạch cũng như điều chỉnh ngân sách phù hợp.
5. Lên kế hoạch mua sắm mọi thứ
Hãy lập danh sách tất cả những thứ bạn cần phải mua để có thể mở quán cafe cho riêng mình, và đừng quên so sánh giá.
Trước khi mua, hãy thử tìm ít nhất hai địa điểm cùng cung cấp mặt hàng đó, để chắc chắn là bạn có thể tìm được mức giá tốt nhất cho mọi thứ như ghế ngồi, máy pha cafe,….
6. Tiếp thị trước khi mở quán cafe
Nếu bạn tiếp thị vào ngày bạn chính thức khai trương, bạn đã “thất bại”. Tốt nhất là nên tiếp thị từ vài tháng trước.
Các lựa chọn tiếp thị phù hợp có thể tham khảo:
- Hãy gửi cà phê miễn phí cho các doanh nghiệp địa phương kèm theo đó là một thông tin quảng bá cho ngày khai trương của bạn.
- Quảng cáo trên những phương tiện truyền thông xã hội.
- Tài trợ cà phê miễn phí cho một vài sự kiện tại địa phương của bạn.
- Thực hiện chiến dịch gửi mẫu quảng cáo trực tiếp kèm theo đó là phiếu giảm giá cho những khách hàng của bạn.
7. Đừng chỉ tập trung vào nội thất
Tất nhiên bạn phải chú ý vào từng chi tiết nhỏ của quán cafe của mình, từ những bức tranh treo tường đến phần mềm hỗ trợ bán hàng,… nhưng đừng bỏ bê bên ngoài.
Bạn cần chú ý đến cảnh quan, trang trí bên ngoài, bảng hiệu,… vì đó là điều đầu tiên mà mọi người nhìn thấy trước khi quyết định có bước vào quán cafe của bạn hay không.
Bên cạnh đó, việc dành thời gian để đầu tư phát triển cảnh quan xung quanh sẽ giúp bạn thu hút được chú ý của khách hàng mà không cần bất kì công cụ tiếp thị nào hỗ trợ.
Phần mềm quản lý quán cafe, trà sữa. Đơn giản hóa công việc hàng ngày: order, bán hàng, tính tiền. Quản lý doanh thu, chi phí, tồn kho thuận tiện và mang đến dịch vụ tốt hơn cho khách hàng
8. Có thái độ tích cực
Giống như mọi hoạt động kinh doanh khác, việc mở quán cafe cũng vậy. Bạn sẽ phải đối mặt với vô vàn những thử thách để sản phẩm của mình đến với khách hàng.
Do đó, bạn cần giữ một thái độ tích cực khi mọi thứ không đi theo cách mà bạn đã đề ra.
Nếu bạn có thói quen duy trì một thái độ lạc quan, ngay cả khi nó thật sự không như những gì mà bạn mong đợi, thì bạn sẽ bình tĩnh và dễ dàng đạt được dự định của mình hơn.
9. Thuê nhân viên một cách “chậm rãi”
Khi mở quán cafe, tất nhiên bạn cần rất nhiều sự giúp đỡ từ việc thanh toán, phục vụ, dọn dẹp,…. tuy nhiên không thuê quá nhiều người trong khoảng thời gian quá nhanh.
Việc thuê nhân viên đáng tin cậy có thể rất khó khăn. Cho dù người đó có xuất sắc thế nào trong buổi phỏng vấn, nhưng bạn chỉ có thể đánh giá chính xác nhất khi nhìn thấy họ tiến hành công việc thôi.
Do đó hãy chậm rãi, hãy cân nhắc việc yêu cầu được giúp đỡ từ những người bạn, người quen,…trước khi bạn chắc chắn đó là người phù hợp với quán của mình.
Xem thêm: