Trong bán lẻ, giá cả là vấn đề cực kỳ nhạy cảm, chủ shop cần ý thức về vấn đề này để công việc định giá hàng hóa của họ được thực hiện một cách chính xác và kịp thời. Thất bại trong việc định giá sản phẩm sẽ dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng. Dưới đây là 6 lỗi khi định giá sản phẩm mà nhà bán lẻ cần tránh:
Dán đè tem giá
Không gì khiến khách hàng bực mình hơn việc dán đè tem giá. Chẳng hạn như một áo thun nam có tem được giảm giá từ 200.000đ xuống còn 150.000đ trong khi giá đề trên cái tem cũ ở dưới chỉ có 100.000đ. Nếu bạn thật sự cần đổi giá thì hãy dùng một lưỡi dao cạo cạo sạch tem cũ đi rồi sau đó hãy dán tem mới.
Để sai giá
Dù phần mềm quản lý bán hàng sẽ đọc ra đúng giá của sản phẩm nhưng nếu sản phẩm bị dán gián giá sai, với giá thấp hơn, thì thể nào khách hàng cũng sẽ bắt bạn phải tính theo giá nằm trên sản phẩm. Nếu điều này xảy ra bạn buộc phải chiều theo ý khách hàng nhưng nhân viên của bạn cần phải biết kiểm tra và sửa chữa lỗi này trên tất cả các sản phẩm còn lại của cửa hàng ngay lập tức, nếu không bạn sẽ mất đi lợi nhuận trên mỗi mặt hàng được bán đi. Đó là chưa kể đến việc bạn sẽ bị lỗ vốn nếu giá trên sản phẩm thấp hơn giá vốn.
Tương tự như vậy nếu giá niêm yết trên sản phẩm cao hơn giá trong phần mềm bán hàng sẽ khiến số liệu bị sai, khách hàng nghi ngại, hay tệ hơn là nhân viên có thể gian lận tiền lệch đi ấy. Bạn luôn nên có người kiểm tra các hàng hoá của mình.
Lỗi tính giá sản phẩm
Trong thời đại mà ai cũng có một chiếc điện thoại di động, thì cũng đồng nghĩa là bạn luôn có một máy tính bỏ tủi bên mình, nên việc tính toán giá hàng hoá không phải là điều gì đó quá khó khăn. Nhưng tìm được ai làm được việc này một cách chính xác và có trách nhiệm lại là chuyện khác. Tình trạng giá cao hơn hoặc thấp hơn sẽ xảy ra khi chủ cửa hàng không tìm hiểu giá đúng của sản phẩm khi đặt hàng.
Giá sản phẩm cao hơn giá thị trường.
Đôi khi bạn nhập được sản phẩm với giá hời và bạn tích cực tăng giá. Việc này sẽ có lợi, tuy nhiên cần phải xem xét hệ số xoay vòng để quản lý hàng tồn kho và lãi gộp nhằm định giá sản phẩm sao cho hợp lý.
Có nhiều lý do khiến bạn mua được những sản phẩm với giá tốt, nhưng rồi các cửa hàng khác cũng sẽ sớm biết nguồn hàng này, nên hãy cẩn thận.
Giá sản phẩm thấp hơn giá thị trường
Rất nhiều chủ cửa hàng ngày nay quyết định cạnh tranh bằng giá. Hãy cẩn thận. Bạn tốn rất nhiều chi phí cho việc: tìm kiếm sản phẩm, trả phí vận chuyển về cửa hàng, phí trưng bày sản phẩm tại cửa hàng, nên việc tính giá như thế nào để có thể kiếm được lợi nhuận và duy trì cửa hàng.
Việc định giá quá thấp cũng na ná như việc bạn phải trả tiền để khách mua hàng của mình.
Không cập nhật giá
Sự lười biếng là nguyên nhân gây ra các lỗi định giá sản phẩm. Hãy tiến hành cập nhật giá ngay khi cần thiết. Giá sai là một trong những sai lầm phổ biến có thể giết chết cửa hàng của bạn.