Chi phí là điều mà hầu hết những ai làm kinh doanh đều phải quan tâm. Chi phí vận hành cửa hàng quá cao đồng nghĩa với việc lợi nhuận sẽ bị cắt giảm. Vậy làm thế nào để giảm chi phí vận hành cho cửa hàng, doanh nghiệp?
Chi phí vận hành là gì?
Chi phí vận hành (overhead cost) còn gọi là “chi phí chung”, “chi phí ẩn”, “chi phí gián tiếp”, là những chi phí liên quan đến việc vận hành thường ngày của cửa hàng hoặc doanh nghiệp. Chi phí này không bao gồm chi phí nhân công và chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Cách cắt giảm chi phí vận hành cửa hàng
Nếu bạn thấy chi phí vận hành cửa hàng của mình ngày càng tăng cao, có nguy cơ vượt quá mức lợi nhuận thì đây là lúc bạn cần phải thay đổi. Dưới đây là vài cách có thể giúp bạn cắt giảm chi phí vận hành cửa hàng.
Xem xét lại mọi thứ
Nếu bạn có thuê kế toán hãy yêu cầu họ xuất danh mục chi phí hiện tại ra để bạn có thể xem xét lại. Nếu sử dụng phần mềm quản lý bán hàng của suno, bạn có thể tự mình xem lại danh mục này trong thẻ thu chi. Hãy nhớ rằng, chi phí vận hành có thể là chi phí cố định hoặc không cố định nhưng bạn phải thanh toán thường xuyên.
Một khi bạn đã có danh sách chi phí bạn có thể dễ dàng tìm ra:
- Chi phí nào không còn cần thiết nữa
- Chi phí nào quá cao
- Chi phí nào hợp lý
Từ đó, bạn có thể đưa ra những lựa chọn thay đổi sao cho phù hợp.
Đừng trông chờ vào phép màu
Bạn đã từng cố gắng giảm chi phí cho cửa hàng nhưng không thành công. Hãy bình tĩnh và cũng đừng trông chờ vào một “phép màu” nào đó có thể giúp bạn cắt giảm chi tiêu ngay lập tức. Tìm đúng các khoản “chi phí không hợp lý” không phải là việc dễ dàng và có thể thực hiện trong ngày một ngày hai.
Bạn thấy một mục chi phí nào đó quá cao khiến bạn phải nóng mặt. Nhưng đó chưa chắc đã là chi phí không hợp lý. Trên thực tế, những mục chi phí nhỏ tưởng chừng không đáng kể nhưng nhiều mục gộp lại sẽ tạo thành một khoản tốn kém lớn mà có thể bạn không ngờ đến.
Thảo luận với nhân viên
Có thể bạn quá bận rộn, không phải lúc nào cũng có mặt tại cửa hàng. Trong trường hợp này, người nắm rõ tình hình cửa hàng nhất, không ai khác ngoài nhân viên của bạn.
Thay vì tự mình cố gắng tìm ra những điểm cần thay đổi trong cửa hàng, hãy mở một buổi họp và lấy ý kiến của tất cả nhân viên. Như vậy mọi việc sẽ suôn sẻ hơn rất nhiều.
Tận dụng khách hàng hiện tại
Dù là trong thời đại công nghệ số, truyền miệng vẫn là hình thức marketing hiệu quả và ít tốn kém nhất. Thay vì “đốt” quá nhiều tiền vào quảng cáo. Hãy dùng số tiền đó để hoàn thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ, chăm sóc khách hàng hiện tại thật tốt (tặng quà, ưu đãi cho khách hàng trung thành…) để khuyến khích họ giới thiệu cửa hàng của bạn với người khác.
Dọn dẹp cửa hàng
Suốt thời gian vận hành, có thể có những thiết bị, những thứ mà cửa hàng không còn dùng đến nữa. Thay vì chất hết vào kho và để đó một cách lãng phí, tốn diện tích, hãy dọn dẹp, bán lại những vật dụng không cần thiết để thu lại một khoản tiền nhỏ cho cửa hàng.
Xem lại chi phí mặt bằng
Mặt bằng là một trong những thứ “ngốn” nhiều chi phí nhất đối với một cửa hàng bán lẻ. Nếu mặt bằng của bạn có giá quá cao, hãy thử xem xét lại. Liệu cửa hàng của bạn có thật sự cần một mặt bằng như thế? Có cần thiết phải thuê mặt bằng có diện tích quá lớn không? Nhất thiết phải nằm ở khu vực trung tâm (nơi có giá mặt bằng cao) hay ở đâu cũng được? Nếu không thì bạn nên nghĩ đến chuyện chuyển sang một mặt bằng mới rẻ hơn.