Phương pháp định giá món ăn và lên thực đơn cho nhà hàng, quán ăn

Giá là một trong những yếu tố quan trọng đầu tiên để thuyết phục khách hàng. Đối với lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, quán ăn có nhiều phương pháp định giá món ăn khác nhau. Tuy nhiên làm thế nào để đưa ra mức giá khiến khách hàng hài lòng nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận là bài toán khó với nhiều người. Trong bài viết hôm nay, SUNO sẽ giúp các bạn giải quyết mối lo này một cách hiệu quả và dễ dàng nhất.

Phương pháp định giá món ăn và lên thực đơn cho nhà hàng, quán ăn
Phương pháp định giá món ăn và lên thực đơn cho nhà hàng, quán ăn

1. Những chi phí cấu thành giá món ăn

Giá món ăn được xác định dựa vào nhiều khoản chi phí khác nhau. Dưới đây là những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến việc xác định giá món ăn:

Chi phí trực tiếp: Là các lọai chi phí liên quan đến thực phẩm hình thành món ăn. Chi phí trực tiếp gồm nguyên liệu, gia vị, dụng cụ, định lượng khẩu phần ăn, những phần bị loại bỏ trong quá trình chế biến,…

Chi phí gián tiếp: Đây là chi phí tăng thêm không bao gồm các thành phần thực tế hình thành nên món ăn. Nhưng chúng có ảnh hưởng đến giá cả chung của món ăn. Những chi phí gián tiếp thường có là chất lượng dịch vụ, phí quảng cáo, giá trị món ăn,…

Chi phí nhân viên: Mỗi nhà hàng, quán ăn đều có những bộ phận chính như bếp, phục vụ, thu ngân,… Tiền lương cho nhân viên cũng là yếu tố gián tiếp làm tăng thêm chi phí khiến mức giá bán phải nâng cao hơn.

Chi phí khác: Gồm tiền thuê mặt bằng, trang thiết bị, thiết bị,… Tuy các khoản chi này được tính trong tổng phí hoạt động nhà hàng nhưng nó vẫn tạo ra giá trị gia tăng ảnh hưởng đến giá món ăn.

Phần mềm quản lý nhà hàng, quán ăn đơn giản hoá công việc hàng ngày: bán hàng, tính tiền, gọi món, quản lý doanh thu, chi phí, tồn kho mang đến dịch vụ tốt hơn cho khách hàng.

Giá cost món ăn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau
Giá cost món ăn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau

2. Phương pháp định giá món ăn

Định giá theo tiêu chuẩn thực phẩm: Dựa vào chi phí cấu thành món ăn để tính tỉ lệ phần trăm chi phí thực phẩm. Thông thường tỉ lệ phần trăm chi phí thực phẩm dao động khoảng 25 – 35%. Công thức định giá món ăn:

Giá món ăn (Giá bán) = Chi phí thực phẩm (giá gốc) /khoảng dao động (0.25 – 0.35).

Giá có thể dao động chút ít để phù hợp với nhu cầu khách hàng hơn. Hãy luôn chắc chắn rằng giá bán nằm trong phạm vi khách hàng có thể chấp nhận được.

Phương pháp định giá món ăn theo đối thủ cạnh tranh: Nhiều chủ nhà hàng sẽ định giá món ăn tương đương hoặc thấp hơn đối thủ đôi chút để tạo sự cạnh tranh. Dĩ nhiên phương pháp này chỉ thu hút được khách hàng khi cả hai nhà hàng có chất lượng món ăn và dịch vụ tương đương nhau. Tuy nhiên, khi định giá thấp hơn đối thủ sẽ tạo áp lực cho nhà bếp để tính toán giảm chi phí thực phẩm chế biến.

Định giá theo cung – cầu: Nếu trong khu vực kinh doanh có nhiều nhà hàng, quán ăn cùng phục vụ một món ăn nên giảm giá xuống. Ngược lại những món chỉ có duy nhất ở nhà hàng của bạn thì giá sẽ được đẩy lên cao hơn.

Định giá món ăn là bài toán khó với nhiều nhà hàng
Định giá món ăn là bài toán khó với nhiều nhà hàng

3. Thiết kế và lên thực đơn

Trong kinh doanh nhà hàng, quán ăn ngoài việc áp dụng phương pháp định giá món ăn thông minh. Bạn còn phải kiểm soát chắc chắn định lượng món ăn để nắm chắc lợi nhuận thu được.

Giá cá thực phẩm thường thay đổi theo mùa và thời tiết. Vì vậy, khi tính tỉ lệ chi phí thực phẩm hay giá bán phải bao gồm cả mức tăng giá thực phẩm. Nếu nguyên liệu có tăng giá thì bạn vẫn có thể duy trì mức giá như ban đầu mà không ảnh hưởng đến lợi nhuận.

Thực đơn được xem như yếu tố cuối cùng để bạn thuyết phục thực khách. Tên món ăn, thông tin cần ngắn gọn, đơn giản với hình ảnh minh họa bắt mắt, hấp dẫn. Khi thiết kế thực đơn phải chú ý đến phong cách chung của nhà hàng, tránh trường hợp bị lạc điệu so với tổng thể.

Xem thêm:

Từ khóa:

Bài Trước

Bài Tiếp Theo

Khởi nghiệp:

Looking for 

Retirement Advice?

FREE

Tải MIỄN PHÍ ebook cẩm nang

quản lý kho, hàng hoá hiệu quả