Webrooming vs Showrooming
Việc một người tiêu dùng ghé đến một cửa hàng để xem một món hàng nào đó và sau đó về nhà đặt mua online (được gọi với thuật ngữ showrooming) không còn là xu hướng như trước kia nữa. Thay vào đó họ lên mạng tìm hiểu về sản phẩm họ muốn mua, khảo sát về giá cả trước khi đến cửa hàng để mua sản phẩm đó (webrooming). 60% khách hàng mua hàng bằng hình thức webroom đã sử dụng hình thức showroom, trong khi có đến 90% khách hàng mua bằng hình thức showroom đã sử dụng hình thức webroom. Bạn có thể tận dụng điều này để tránh tham gia vào cuộc chiến cạnh tranh về giá như thế nào?
Vậy tại sao điều này lại xảy ra. Trước tiên hãy nghĩ đến Amazon: Họ cung cấp thông tin cho khác hàng của bạn bằng cách đưa ra những thông tin về sản phẩm như hình ảnh , mô tả, số liệu kỹ thuật … Sau khi tìm hiểu về sản phẩm, khách hàng sẽ đến cửa hàng để mua.
Có 2 lý do khiến khách hàng đến cửa hàng thay vì mua online: Thứ nhất là họ muốn tự tay trải nghiệm sản phẩm đó. Thứ hai là họ muốn nghe chuyên gia giới thiệu về sản phẩm.
Bạn đã biết rằng khách hàng thích đến cửa hàng để mua sản phẩm hơn, vậy bước tiếp theo cần làm gì?
Cạnh tranh với các gian hàng online
Thay vì cạnh tranh về giá cả với các cửa hàng bên cạnh, bạn chỉ việc cạnh tranh với các gian hàng online. Thay vì giảm giá, cắt giảm lợi nhuận hãy sử dụng mức giá mà các nhà bán lẻ lớn đề ra.
Hãy nhớ rằng: Khách hàng đến cửa hàng của bạn vì họ muốn trải nghiệm sản phẩm thực tế, muốn nghe ý kiến chuyên môn của bạn, muốn các tiếp xúc mang tính cá nhân nhiều hơn.
Đổi trả linh hoạt
Ngoài ra, khi khách mua hàng tại cửa hàng, họ còn kỳ vọng có thể dễ dàng đổi trả sản phẩm, vì vậy hãy đảm bảo cửa hàng của bạn có chính sách đổi trả hợp lý và thuận tiện cho khách hàng.
Những khác biệt đó giúp bạn vẫn kéo được khách hàng đến cửa hàng và quay lại vào những lần sau, dù giá bán của bạn có cao hơn đôi chút.