Từ kho hàng đến nơi bày bán
Mọi cửa hàng đều biết cần phải đẩy nhanh việc đưa hàng từ kho ra cửa hàng, bởi tất nhiên hàng còn nằm trong kho thì bạn không thể hoặc rất khó để bán. Tuy nhiên, mỗi cửa hàng cần có một quy trình quản lý kho phải tuân thủ theo để đảm bảo không gặp sự cố khi bán hàng.
Nhiều cửa hàng có nhân viên kho hàng làm nhiệm vụ xem xét hàng tồn kho và bổ sung hàng trên kệ hàng bày bán khi cần. Nhưng nhiều cửa hàng khác, việc bổ sung hàng trên kệ hàng bày bán lại là nhiệm vụ của nhân viên bán hàng. Bạn phải chú ý xem giá cả hàng hoá có thay đổi không để có thể cung cấp thông tin chính xác cho khách hàng.
Hàng đã được dán sẵn giá
Đôi khi hàng hóa đã được nhà phân phối hay nhà cung cấp in sẵn giá. Nghĩa là hàng đến cửa hàng đã có sẵn thẻ báo giá. Trong trường hợp này, hàng hóa đã sẵn sàng đưa ra bày bán ngay sau khi kiểm tra đơn hàng xong.
Hàng chưa được dán sẵn giá
Khi hàng chưa được dán sẵn giá thì nhân viên có thể kiểm tra giá trên phần mềm. Nếu các cửa hàng nhỏ chưa có máy tính và chưa ứng dụng phần mềm, chủ shop có thể cung cấp các sổ ghi bảng giá cho nhân viên bán hàng để xác định đúng giá của hàng hoá. Khi có nghi ngờ, bạn hãy kiểm tra lại giá cả với nhân viên quản lý hay giám sát viên trước khi bày bán hàng hóa.
Chú ý: trước khi mang hàng hóa ra bày bán hãy chú ý đến giá cả để bảo đảm giá các mặt hàng mới nhập về thêm giống với giá hàng đang bán, giá đã quảng cáo hay giá trong bản báo giá của sản phẩm.
Bảo đảm giá đúng
Bảng giá trên kệ hay tại nơi bày hàng phải được kiểm tra liên tục để bảo đảm chúng đúng với bản báo giá của công ty và đúng với giá đã quảng cáo.
Đôi khi bạn thấy giá trong bản báo giá khác với giá đang bày bán. Điều này xảy ra khi giá thay đổi trong lúc bán hàng. Bất kỳ khi nào điều này xảy ra, sự khác biệt về giá phải được giải quyết trước khi bạn bán hàng.
Nếu bạn phát hiện ra sản phẩm bị dán giá sai, hãy thông báo ngay cho quản lý để sửa lại cho đúng trước khi hàng được bán. Cửa hàng có thể đánh mất lợi nhuận vì sự thiếu sót này.
Nhưng tệ hơn, khách hàng còn có thể không tin tưởng vào những cửa hàng nào không có phương pháp định giá đúng đắn.
Nếu một sản phẩm đang được bán, hãy bảo đảm rằng:
- Giá bán đúng với giá đã quảng cáo.
- Giá tính tiền đúng với giá ghi trên kệ bày hàng.
- Thẻ giá đúng với giá mới được thay đổi.
Khi giá sai
Hầu hết các cửa hàng đều hoạt động theo phương châm: “Khách hàng luôn luôn đúng”. Vì vậy, nếu giá tính tiền khác với giá đã quảng cáo thì khách luôn được tính giá nào thấp hơn. Điều này tránh việc làm cho khách khó chịu và tạo dựng sự gắn bó của khách với cửa hàng.
Ngay cả khi cửa hàng của bạn đã có hẳn một chính sách thì bạn vẫn phải thông báo cho giám sát viên ngay sau khi bạn hoàn tất việc bán hàng để vấn đề có thể được giải quyết càng sớm càng tốt.
Trừ khi cửa hàng có chính sách khác thì tốt nhất vẫn không nên để khách hàng phải chờ đợi, hãy làm những gì cần thiết để hoàn tất việc bán hàng và giữ cho khách hàng được vui vẻ, sau đó hãy báo cáo vấn đề.
Bổ sung hàng hóa có thể kèm với đổi giá
Nếu hàng hóa đã ở trên kệ trong một thời gian dài thì đôi khi nhân viên đặt hàng cho cửa hàng sẽ thay đổi giá của hàng hoá, thường là giảm giá để xử lý tồn kho.
Nếu hàng mới được phân phối đến cửa hàng để bổ sung vào lượng hàng trưng bày, thì bạn nên kiểm tra giá của hàng mới về so với giá của hàng đang bày bán trong cửa hàng.
Có thể có một hay nhiều sự thay đổi giá cả xảy ra, và nhiệm vụ của người bán hàng là thông báo và báo cáo hay chỉnh sửa mọi sai lệch.
Những nơi bổ sung hàng hóa cần sự định giá mới:
- Khu vực bày hàng để bán.
- Kho hàng.
- Phòng chỉnh giá.
- Các kệ và giá để hàng.
- Nơi chứa hàng hết hạn sử dụng.
- Nơi thay thế hàng hết hạn sử dụng.
Hàng mới và hàng bổ sung cho các mặt hàng hiện có được chuyển đến cửa hàng của bạn mỗi ngày. Vì vậy, trước khi bày hàng lên kệ để bán, hãy tự hỏi:
- Những mặt hàng này có đang được bày bán không?
- Có mặt hàng nào giống nhau đang được bày bán mà lại khác nhau về giá cả không?
Nếu câu trả lời là “có” thì bạn phải quan tâm đặc biệt để:
- Bảo đảm giá trên nhãn giá của hàng mới nhập về đúng với giá đang bày bán.
- Tính toán giá cho lượng hàng hóa mới nhập vào theo chính sách và quy trình của cửa hàng.
Việc sử dùng một phần mềm quản lý bán hàng có sẵn chức năng của phần mềm quản lý kho như SUNO.vn không còn rào cản lớn lớn do chi phí thấp và dễ sử dụng. Chủ shop có thể tham khảo thêm để áp dụng cho cửa hàng của mình.
Chúc bạn kinh doanh thành công.