Việt Nam là một quốc gia đông dân với cơ cấu dân số trẻ, mức tăng dân số cao khoảng 1,2%/ năm. Bên cạnh đó, thu nhập của người Việt đang có những cải thiện rất tích cực. Đây là lý do để Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ sữa tiềm năng. Mặc dù nhu cầu đang được đánh giá cao tuy nhiên để kinh doanh thành công, bạn cần “bỏ túi” những kinh nghiệm mở đại lý sữa sau đây để công việc buôn bán phát triển thuận lợi nhất.
Mở đại lý sữa cần bao nhiêu vốn?
Thực tế, tiền vốn đầu tư nhiều hay ít phụ thuộc lớn vào quy mô kinh doanh của bạn:
- Nếu vốn nhiều bạn có thể xây dựng mô hình buôn bán lẻ hoặc làm đại lý cấp 1 cho các thương hiệu sữa nổi tiếng.
- Ngược lại nếu điều kiện tài chính còn khiếm tốn, bạn hoàn toàn có thể kinh doanh với mô hình phù hợp bằng cách nhập số lượng mỗi loại ít hơn. Khi hết hàng phải bổ sung ngay lập tức để không mất khách.
Theo kinh nghiệm mở đại lý sữa của những người đi trước, chi phí ít nhất là 50 triệu đồng với quy mô nhỏ. Thông thường thì tiền vốn từ 100 triệu trở lên mới có thể đa dạng hàng hóa. Ngoài chi phí nhập hàng, số vốn ban đầu sẽ dùng vào những chi tiêu cơ bản như:
- Cơ sở vật chất: Bao gồm chi phí thuê mặt bằng, phí mua và lắp kệ, máy tính, máy đọc mã vạch, phần mềm quản lý bán hàng.
- Chi phí nhân viên: Tiền lương nhân viên dao động từ 5 – 6 triệu đồng /tháng. Số lượng nhân viên cần thuê phụ thuộc vào quy mô cửa hàng của bạn.
- Vốn lưu động: Đây là khoản tiền dự trù để chi trả cho những tình huống đột xuất xảy ra hoặc để đặt hàng, mở rộng mặt hàng. Tiền vốn dự trù phải ít nhất 20 triệu đồng.
- Chi phí cho quảng cáo, marketing: Bao gồm tờ rơi, chạy quảng cáo Facebook, Google,…
Phần mềm quản lý bán hàng Suno.vn giúp người chủ quản lý mọi mặt của cửa hàng: từ tính tiền bán hàng, quản lý tồn kho hàng hóa, quản lý thu chi tiền bạc, chăm sóc khách hàng đến phân tích kết quả kinh doanh dễ dàng.
Đương nhiên tùy vào nguồn vốn và quy mô cửa hàng để bỏ qua những khoản chi phí chưa cần thiết. Điều quan trọng là bạn phải duy trì được nguồn hàng ổn định, khiến khách hàng hài lòng với mức giá của cửa hàng.
Cách chọn sản phẩm, tìm nguồn hàng
Tâm lý chung của các ông bà mẹ là có thể mua sắm Sữa – Bỉm – Đồ sơ sinh cho bé tại một cửa hàng duy nhất. Vì vậy, hãy cố gắng cung cấp đầy đủ và đa dạng các mặt hàng từ Sữa nước – Sữa bột – Sữa non – Đồ sơ sinh – Đồ chơi trẻ em. Một vài kinh nghiệm mở đại lý sữa bạn cần lưu ý khi nhập hàng là:
- Tùy vào tiềm năng khu vực kinh doanh để cân nhắc nhập số lượng hàng hợp lý. Thông thường, mỗi dòng sữa bạn chỉ cần 2 – 4 sản phẩm. Trong quá trình kinh doanh, bạn sẽ xác định được dòng sữa bán chạy, lượng tiêu thụ ra sao. Từ đó điều chỉnh số lượng hàng nhập cho phù hợp.
- Nhập hàng từ công ty: Mỗi tháng bạn phải đăng ký chỉ tiêu nhập hàng trong tháng đó. Ứng với mỗi chỉ tiêu sẽ có mức chiết khấu khác nhau. Về giá cả lấy hàng trực tiếp từ hãng sẽ có mức giá ưu đãi hơn. Tuy nhiên, phần lớn các công ty đều yêu cầu nhập số lượng hàng khá lớn. Vì vậy, bạn phải tốn khá nhiều chi phí để nhập hàng.
- Nhập hàng từ đại lý lớn: Họ sẽ không áp doanh số nhưng chiết khấu khá cao. Các đại lý thường tính chiết khấu trực tiếp trên đơn hàng. Khuyết điểm của hình thức này là vốn của bạn không tồn đọng được.
Nguyên tắc trưng bày cửa hàng sữa
Giống như những mặt hàng khác, việc trưng bày hàng hóa ở cửa hàng sữa cũng có ảnh hưởng lớn đến trải nghiệm mua sắm của khách hàng. Dưới đây là những kinh nghiệm mở đại lý sữa bạn có thể tham khảo:
- Bài trí cửa hàng tạo sự thoải mái cho khách hàng với không gian rộng, kệ hàng bố trí hợp lý, hàng hóa sắp xếp khoa học, dễ tìm kiếm.
- Nếu bạn có kinh doanh thêm bỉm sữa và đồ sơ sinh. Hãy nhớ nguyên tắc: Sữa bên dưới, bỉm bên trong, bình sữa và đồ sinh khác bên ngoài, quầy thành toán cuối cùng. Vì bỉm nhẹ và chiếm khá nhiều diện tích nên dễ lấy hơn nếu để trên cao. Các sản phẩm đồ sơ sinh nhiều chủng loại như khăn ướt, bình sữa, núm ti,.. nên sắp xếp phía dưới khách hàng sẽ dễ lựa chọn hơn.
- Những thương hiệu lớn nổi tiếng bố trí bên trong, thương hiệu mới bên ngoài. Vì những sản phẩm của thương hiệu lớn đã được nhiều khách hàng biết đến nhiều. Bố trí những sản phẩm mới bên ngoài để tăng sự chú ý với khách hàng.
- Đối với những cửa hàng có diện tích nhỏ không lựa chọn quầy kệ màu đậm sẽ tạo cảm giác không gian hẹp hơn. Những gam sáng giúp cửa hàng có điểm nhấn bắt mắt, thoáng đãng hơn.
Xem thêm: