Đầu tư rất nhiều tiền bạc để mở quán cà phê nhưng kết quả lại không như mong đợi. Quán vắng khách, thua lỗ, thậm chí phải đóng cửa trong vài tháng ngắn ngủi. Vậy nguyên nhân dẫn đến kinh doanh cà phê thất bại là gì?
1. Thiếu khảo sát
Dù kinh doanh gì, muốn thành công đều phải có những kiến thức cơ bản về ngành. Tuy nhiên rất nhiều người mở quán cà phê nhưng lại bỏ qua giai đoạn tìm hiểu, khảo sát và bổ xung kiến thức. Đó cũng chính là một trong những lý do khiến họ thất bại khi mở và kinh doanh quán cà phê.
Trước khi lên kế hoạch mở quán cà phê, chủ đầu tư nên:
- Đọc sách và tài liệu liên quan đến việc kinh doanh quán cà phê
- Đọc những tài liệu, kiến thức về việc mở và vận hành cửa hàng
- Khảo sát giá cả (trang thiết bị, nguyên vật liệu, mặt bằng…)
- Xem xét các khoảng chi phí phải trả khi kinh doanh
- Bổ sung kiến thức về cà phê
- Tìm hiểu nhu cầu thị trường
2. Thiếu kế hoạch
Lập kế hoạch kinh doanh rõ ràng, chi tiết trước khi mở quán cà phê sẽ giúp ta tiết kiệm được rất nhiều thời gian và tiền bạc. Nó sẽ cho bạn một cái nhìn tổng quát, rõ ràng hơn về quán cà phê mà bạn sắp sửa làm chủ.
Nếu bạn chưa biết cách lập bản kế hoạch kinh doanh quán cà phê, bạn có thể xem qua bài viết dưới đây:
- Từng bước lên kế hoạch kinh doanh cho quán cà phê (Phần I)
- Từng bước lên kế hoạch kinh doanh cho quán cà phê (Phần II).
- Từng bước lên kế hoạch kinh doanh cho quán cà phê (Phần III)
3. Lười tìm hiểu
Có thể rất nhiều người sẽ cho rằng “mở quán cà phê đâu có khó. Có tiền thì muốn làm gì chẳng được”. Cuối cùng, họ thất bại và đổ lỗi “do xui quá”.
Trên thực tế, mở và vận hành một quán cà phê không hề dễ. Bạn phải tốn rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Và trong thời buổi hiện nay, chỉ những người có kiến thức, chịu khó học hỏi, tìm tòi mới có khả năng tồn tại trong kinh doanh nói chung và kinh doanh quán cà phê nói riêng.
Muốn kinh doanh quán cà phê thành công, bạn nên:
- Trang bị cho mình những kiến thức về cà phê, thức uống
- Thường xuyên bổ sung, tìm hiểu các kiến thức về kinh doanh, marketing, quản lý…
- Biết rút kinh nghiệm, học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước
- Sẵn sàng thay đổi khi cần thiết
- …
4. Thiếu ý tưởng
Hãy thử dạo qua một vài quán cà phê trong khu vực, xem thử trong đó có bao nhiêu quán thực sự thành công. Những quán đó có điểm gì khác biệt so với những quán còn lại? Liệu bạn có thể tạo ra một khác biệt cho riêng mình?
Tùy vào mặt bằng, ngân sách, đặc điểm đối thủ chúng ta sẽ điều chỉnh kế hoạch phát triển sao cho phù hợp. Nhưng dù sao đi nữa bạn cũng cần phải có một ý tưởng, một mục tiêu cho riêng minh. Nếu không xác định ý tưởng, mục tiêu ngay từ đầu, rất có khả năng bạn sẽ đi chệch hướng và nhận được những kết quả kinh doanh không như mong đợi.
5. Các vấn đề về mặt bằng
Hãy nhớ rằng một khi đã ký vào hợp đồng thuê mặt bằng, bạn sẽ phải dính chặt với mặt bằng đó cho đến hết kỳ hạn. Vậy nên hãy cân nhắc cho kỹ trước khi lựa chọn mặt bằng mở quán cà phê. Bởi khi chọn sai mặt bằng, khả năng bạn kinh doanh cà phê thất bại sẽ cao hơn.
- Giá mặt bằng có quá cao?
- Mặt bằng có phù hợp với định hướng?
- Mặt bằng có thuận lợi cho việc kinh doanh?
- Có thể thỏa thuận được gì với chủ mặt bằng?
- Tình hình giao thông có thuận lợi?
- Có cách nào để tiết kiệm chi phí mặt bằng không?
- …
Đọc thêm: Những điều cần lưu ý khi thuê mặt bằng mở quán cafe
6. Trang thiết bị không phù hợp
Trang thiết bị cửa hàng là một trong những yếu tố đầu tiên bạn cần quan tâm khi mở quán cà phê:
- Máy xay cà phê
- Bàn ghế
- Máy pha cà phê
- Tủ lạnh
- Âm thanh
- Chiếu sáng
- Ly tách
- Máy in hóa đơn
- Dụng cụ pha chế
- Camera giám sát
- Phần mềm quản lý quán cà phê
- …
Nhiều trang thiết bị có giá thành rất cao, có thể nhanh chóng đội chi phí mở quán cà phê lên ngưỡng “chóng mặt”. Tuy nhiên không phải trang thiết bị nào cũng thật sự cần thiết và phù hợp với quán cà phê của bạn. Và bạn hoàn toàn có thể loại bỏ những chi phí đó nếu có kế hoạch rõ ràng.
Hãy lấy giấy bút ra, liệt kê một danh sách các trang thiết bị “buộc phải có”, trang thiết bị ít cần thiết, trang thiết bị chưa cần, kiểm tra chi phí cho từng trang thiết bị, xem lại ngân sách và chọn ra những trang thiết bị phù hợp nhất cho quán cà phê.
7. Không kiểm soát được dòng tiền, lãi lỗ
Rất nhiều người kinh doanh quán cà phê theo cái kiểu sáng mở cửa chiều đóng cửa, tối đếm tiền. Họ không quan tâm đến dòng tiền mà chỉ quan tâm đến việc tháng nay thu được bao nhiêu tiền, thanh toán bao nhiêu chi phí, lãi bao nhiêu.
Trên thực tế chính khoảng lãi mà họ đang chú ý sẽ “giết chết” họ bởi đây chưa thực sự là số lãi mà họ kiếm được. Sẽ có những chi phí tiềm ẩn mà họ không hề hay biết.
Muốn kinh doanh quán cà phê hiệu quả, bạn phải có kế hoạch quản lý dòng tiền. Luôn kiểm soát chặt chẽ các vấn đề về tiền bạc đặc biệt là trong thời gian đầu, khi mới mở quán.
- Chi phí mở quán bao nhiêu?
- Chi phí cố định hằng tháng?
- Chi phí có thể thay đổi?
- Doanh số bao nhiêu thì mới có thể sinh lãi?
- Bao lâu thì thu hồi vốn?
- …
Phần mềm quản lý quán cà phê SUNO.vn giúp chủ quán quản lý dòng tiền, doanh số, lãi lỗ và nhiều mặt khác một cách đơn giản và hiệu quả.
Đọc thêm: Dòng tiền – Những điều cơ bản lính mới cần biết
8. Thuê nhầm người
Thức uống ngon, không gian đẹp chưa đủ. Đa phần quán cà phê thất bại không phải vì thức uống hay không gian. Họ thất bại vì phong cách phục vụ quá tệ khiến khách hàng “một đi không trở lại”. Phong cách phục vụ đến từ đâu? Tất nhiên là từ nhân viên phục vụ.
Vậy nên chúng ta không thể tuyển dụng nhân viên một cách sơ sài mà phải tuyển dụng một cách có chọn lọc, có kế hoạch. Luôn training cho nhân viên trước khi đưa vào làm chính thức.
Ngoài ra, việc nhân viên gian lận cũng sẽ gây ra nhiều thất thoát cho quán. Vậy nên, hãy chọn lựa nhân viên thật cẩn thận nhé.
9. Quản lý kém
Quản lý kém cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thất bại khi mở và kinh doanh quán cà phê.
Để kinh doanh quán cà phê hiệu quả, người chủ nên học hỏi các kinh nghiệm về:
- Quản lý trang thiết bị, nguyên vật liệu
- Quản lý nhân viên
- Quản lý lương và các mặt liên quan đến nhân sự
- Quản lý nhà đầu tư (nếu có)
- Training
- Quản lý ngân sách, tiền bạc
10. Vay quá nhiều
Nếu có thể, hãy tận dụng tất cả nguồn ngân sách mà bạn có (tiền tiết kiệm, tiền huy động từ người thân,…). Tránh vay ngân hàng quá nhiều tiền để kinh doanh. Bởi lẻ, tiền lãi ngân hàng quá nhiều đồng nghĩa với việc chi phí hằng tháng sẽ tăng cao. Điều này có thể khiến bạn không trụ nỗi và phải đóng cửa ngay trong vài tháng đầu tiên.
11. Kỳ vọng doanh thu quá cao
Dự tính doanh thu quá cao nhưng không đủ khả năng đạt được cũng là nguyên nhân dẫn đến thất bại của các quán cà phê.
Khi đặt mục tiêu doanh thu, hãy chọn mục tiêu một cách thận trọng, phù hợp với thực tế. Ước tính sai doanh thu sẽ kéo các khoảng dự tính khác cùng đi chệch hướng.
12. Bỏ cuộc
Quá “trung thành” với ý tưởng nhưng không có đủ kiến thức kinh doanh cần thiết, không dự tính được những rủi ro có thể xảy đến, không đủ sức đối mặt với khó khăn… sẽ khiến bạn mau chán nản và bỏ cuộc.
Để tránh những điều này, bạn nên:
- Nhờ bạn bè, người thân tư vấn và giúp đở
- Thuê đúng người đúng vị trí
- Xây dựng kế hoạch chính xác, chi tiết
- Chuẩn bị ngân sách phù hợp