12 bước để mở cửa hàng mỹ phẩm thành công

Bạn đang dự định mở cửa hàng mỹ phẩm? Bạn không biết phải bắt đầu tư đâu? Dưới đây là 12 bước để mở cửa hàng mỹ phẩm cho riêng bạn.

Mở cửa hàng mỹ phẩm
12 bước mở cửa hàng mỹ phẩm

1. Học kinh nghiệm từ các cửa hàng mỹ phẩm khác

Muốn mở cửa hàng mỹ phẩm và kinh doanh hiệu quả, chúng ta cần phải có kinh nghiệm. Nhưng đây là lần đầu tiên bạn mở cửa hàng, vậy kinh nghiệm ở đâu ra? Câu trả lời rất đơn giản, học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước.

Bạn có thể lên Google, tìm thông tin về các hãng mỹ phẩm lớn, xem thử họ đã bắt đầu từ đâu? Từng thất bại như thế nào? Điều gì dẫn đến thành công của họ bây giờ?

Tiếp đến, để thực tế hơn, hãy đến một vài cửa hàng mỹ phẩm đắt khách nhất trong khu vực, trải nghiệm dịch vụ ở đó và tìm hiểu xem vì sao họ lại thành công như vậy.

Tuy nhiên, 2 cách trên chỉ giúp bạn thu thập thông tin một cách bao quát. Để “học” được nhiều hơn, cách tốt nhất là xin vào làm việc ở một công ty/ cửa hàng mỹ phẩm thành công và tìm hiểu xem:

  • Chiến lược kinh doanh của họ là gì?
  • Họ nhắm mục tiêu khách hàng như thế nào?
  • Họ nhập hàng từ đâu?
  • Xử lý đơn hàng ra sao?
  • Có sử dụng công cụ hỗ trợ nào không? (Phần mềm bán hàng, website, phần mềm quản lý kho…)
  • Quy trình bán hàng có gì đặc biệt?
  • Trưng bày sản phẩm thế nào

Hãy học hỏi tất cả những gì có thể. Những kiến thức này sẽ là nền tảng để bạn áp dụng cho công việc kinh doanh sau này.

2. Lên kế hoạch cho việc mở cửa hàng

Vì sao nhiều người mở cửa hàng mỹ phẩm nhưng thất bại? Vì không có khách hàng? Không phải vậy. Theo các báo cáo về thị trường mỹ phẩm Việt Nam, 80% người tiêu dùng thành thị mua ít nhất 1 sản phẩm làm đẹp trong năm. Nhu cầu mỹ phẩm rất lớn, vậy tại sao vẫn thất bại?

Đa số các cửa hàng mỹ phẩm thất bại vì họ thiếu một bản kế hoạch kinh doanh cụ thể. Dù bạn dự định kinh doanh gì, quy mô nhỏ hay lớn, điều đầu tiên cần làm là lập một bản kế hoạch kinh doanh càng chi tiết càng tốt:

  • Xứ mệnh tầm nhìn của cửa hàng
  • Thị trường mục tiêu
  • Ngân sách
  • Mục tiêu (doanh số, nhân viên, cửa hàng…) năm thứ nhất, thứ 2…
  • Chân dung đối thủ
  • Kế hoạch marketing

3. Xem xét tiềm năng lợi nhuận

Nếu mở cửa hàng, mỗi tháng bạn có thể thu về mức lợi nhuận bao nhiêu? Để trả lời cho câu hỏi này bắt buộc bạn phải lấy giấy bút ra và bắt đầu tính toán.

Mỗi mô hình kinh doanh sẽ có mức chi phí vận hành khác nhau dẫn đến mức lợi nhuận cũng sẽ khác. Hãy liệt kê, tính toán các khoảng chi phí có thể bạn phải trả khi cửa hàng đi vào hoạt động (Nhân viên, quảng cáo, mặt bằng, điện nước…). Từ đó ước tính khoảng lợi nhuận có thể thu được.

4. Lên kế hoạch ngân sách, tiền vốn

Kế hoạch ngân sách phải là một phần trong kế hoạch kinh doanh. Bạn cần bao nhiêu tiền để mở một cửa hàng như kế hoạch? Mỗi tháng phải trả bao nhiêu chi phí khác? Với tổng chi phí đó, bạn phải thu về lại bao nhiêu thì mới có lời? Trong bao lâu thì có thể thu hồi vốn?

Nếu không tính toán kỹ lưỡng, có thể bạn sẽ thiếu hụt ngân sách và phải đóng cửa trong vòng vài tháng.

5. Lựa chọn dòng mỹ phẩm để kinh doanh

Lựa chọn kinh doanh dòng mỹ phẩm nào là bước vô cùng quan trọng khi mở cửa hàng mỹ phẩm. Nó ảnh hưởng đến khả năng thành công của cửa hàng. Bạn sẽ kinh doanh các sản phẩm về chăm sóc tóc, chăm sóc da, đồ trang điểm hay chuyên son môi, sản phẩm trị mụn…

Không phải vì muốn bán mỹ phẩm A là bạn sẽ bán sản phẩm A. Việc lựa chọn sản phẩm phải dựa trên nhu cầu của khách hàng mục tiêu mà bạn hướng đến.

Để lựa chọn đúng dòng mỹ phẩm, giúp việc kinh doanh hiệu quả, bạn cần trả lời được các câu hỏi:

  • Khách hàng mục tiêu của bạn là ai, độ tuổi, mức thu nhập
  • Khách hàng chuộng những dòng sản phẩm nào?
  • Thương hiệu ưa thích của họ là gì?
  • Trong khu vực đã có ai kinh doanh sản phẩm đó chưa?
  • Nếu kinh doanh sản phẩm đó, cơ hội cạnh tranh có cao không?

6.  Địa điểm nào mở cửa hàng mỹ phẩm phù hợp?

Bạn sẽ mở cửa hàng mỹ phẩm ở đâu?

Nếu kinh doanh tại nhà, bạn cần có một khu vực riêng để trưng bày sản phẩm.

Nếu thuê mặt bằng, nên chọn mặt bằng đông người qua lại, giao thông thuận tiện. Đặc biệt, đối với mặt hàng mỹ phẩm, nên mở cửa hàng tại những khu dân cư có mức thu nhập cao.

Nếu không kham nỗi chi phí cho những mặt bằng như vậy. Bạn có thể mở cửa hàng mỹ phẩm ở những vị trí kém thuận lợi hơn nhưng kèm theo quảng cáo và bán hàng online.

7. Tìm nhà cung cấp

Ngoài việc tìm nhà cung cấp sản phẩm bạn còn phải tìm nhà cung cấp cho các thiết bị cửa hàng tùy vào kế hoạch ban đầu. Chẳng hạn như:

  • Kệ trưng bày
  • Gương
  • Phần mềm bán hàng
  • Website
  • Ghế
  • Tủ
  • Hệ thống an ninh
  • Bàn trải nghiệm

Đọc thêm:

8. Quảng cáo

Mở cửa hàng mỹ phẩm mà không có khách hàng, bạn sẽ không thể tồn tại. Bởi vậy chúng ta phải đầu tư vào quảng cáo, các chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ.

Các kênh quảng cáo phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay là Google và Facebook. Nếu không thể tự mình chạy quảng cáo, hãy thuê một nhân viên để họ đảm nhiệm việc này.

Các chương trình khuyến mãi khai trương cũng là cách hay để thu hút thêm nhiều khách hàng.

9. Thuê nhân viên

Nếu kinh doanh tại nhà, có thể bạn sẽ muốn đảm nhiệm mọi việc trong cửa hàng. Tuy nhiên nếu mở một cửa hàng với quy mô lớn hơn, bạn sẽ cần phải thuê thêm nhân viên.

Việc thuê và training nhân viên cũng cần phải được lên kế hoạch rõ ràng, chọn đúng người cho từng vị trí. Thuê “nhầm người” có thể gây ra nhiều tổn thất cho cửa hàng.

Đọc thêm: 3 điều cần lưu ý khi tuyển nhân viên tư vấn bán hàng mỹ phẩm

10. Thiết kế

Phong cách, thiết kế cửa hàng sẽ tác động đến nhìn nhận của khách hàng về cửa hàng. Cách bạn thiết kế, trang trí có thể làm cửa hàng mỹ phẩm trở nên “cao cấp” hơn hoặc “rẻ tiền” hơn.

Đọc thêm: Làm thế nào để trang trí shop mỹ phẩm đẹp và hút khách

11. Tiếp cận khách hàng

Gia nhập các group làm đẹp, các group mỹ phẩm, trang điểm trên mạng xã hội là một cách hay, ít tốn kém để tiếp cận khách hàng.

  • Lập một Fanpage riêng để giới thiệu về sản phẩm và cửa hàng.
  • Follow các thương hiệu nỗi tiếng
  • Tạo các nội dung đặc sắc để thu hút người xem
  • Đầu tư thêm tiền vào quảng cáo

12. Khai trương cửa hàng

Khi mọi thứ đã sẵn sàng, chúng ta sẽ chuẩn bị cho ngày khai trương cửa hàng. Ngày khai trương cần phải được thông báo rộng rãi đến khách hàng mục tiêu bằng băng rôn, quảng cáo, tờ rơi, mạng xã hội… Ngoài ra, bạn nên xem xét tổ chức một buổi “khai trương thử”, mời người thân và bạn bè đến dự để góp ý những thiếu sót.

Từ khóa:

Bài Trước

Bài Tiếp Theo

Khởi nghiệp:

Looking for 

Retirement Advice?

FREE

Tải MIỄN PHÍ ebook cẩm nang

quản lý kho, hàng hoá hiệu quả