12 bí quyết để bán lẻ thành công

Có bao giờ bạn nhìn vào một chuỗi cửa hàng, cửa hàng và tự hỏi “Tại sao họ lại đông khách như vậy, nhân viên của họ hay như vậy, hay sao họ hoạt động tốt như vậy, bài học đằng sau là gì?” Dưới đây là tổng hợp 12 bí quyết từ các chuyên gia để bán lẻ thành công. Các chủ shop cùng tham khảo và áp dụng cho cửa hàng của mình nhé.

bí quyết để bán lẻ thành công

1. Tôn trọng ý kiến của nhân viên

Hãy cho nhân viên của bạn một diễn đàn để nêu lên ý kiến hoặc ý tưởng của họ.

Đừng chỉ ra lệnh nhân viên làm theo kế hoạch của mình và mong chờ họ làm theo. Hãy để họ tham gia vào việc lập kế hoạch và ra quá trình quyết định công việc. Vì nhân viên của bạn là những người được tiếp xúc với khách hàng hàng ngày, có sự ngầm hiểu nhất định về khách hàng, nên có thể gợi ra những ý tưởng vô giá cho công việc kinh doanh của bạn. Đừng xem nhẹ ý tưởng của họ. Hãy cho họ thể hiện ý tưởng, sau đó xem xét những ý tưởng đó một cách nghiêm túc.

Bạn sẽ thấy rằng nhân viên của mình sẽ làm việc nhiều tích cực hơn khi họ biết rằng những ý tưởng của họ có ích cho cửa hàng.

2. Yêu công việc của mình

Công việc chiếm một phần lớn cuộc sống của bạn. Cách duy nhất để bạn thấy thực sự hài lòng là làm những gì bạn nghĩ đó là công việc tuyệt vời. Và cách duy nhất biến nó thành công việc tuyệt vời là yêu chính nó.

Điều hành một cửa hàng bán lẻ là cả một thách thức. Đừng làm nó trở nên khó khăn hơn bằng việc bán những gì mình không thích hay không tin tưởng vào sản phẩm đó. Hãy xem công việc của mình như một niềm đam mê. Bằng cách đó, bạn sẽ thấy rằng cuộc bán lẻ phiêu lưu của bạn đầy thú vị và đáng giá hơn.

3. Hãy lắng nghe khách hàng của mình

Hãy hiểu về khách hàng, lắng nghe những gì họ nói. Đó là cách tốt nhất để lấy thông tin miễn phí từ khách hàng.

Những phản hồi của khách hàng chính là vàng. Hiểu được khách hàng đang nghĩ gì sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định tốt hơn về mọi khía cạnh của kinh doanh bao gồm sản phẩm, giá cả, thiết kế và dịch vụ.

Ta có thể thấy rằng, có rất nhiều cách để lấy được những ý kiến phản hồi của khách hàng. Nó đơn giản có thể là cuộc trò chuyện “tình cờ” với khách hàng tại cửa hàng. Hoặc bạn cũng có thể lên kế hoạch để tiến hành một cuộc khảo sát, hỏi khách hàng những gì họ thích hay không thích về sản phẩm của bạn một cách chi tiết.

lắng nghe phản hồi khách hàng

4. Thường xuyên tập huấn cho nhân viên

Nhân viên đóng vai trò then chốt cho sự thành công trong kinh doanh. Cho dù sản phẩm của bạn tuyệt vời như thế nào nhưng nếu nhân viên của bạn không tạo được sự kết nối với khách hàng thì bạn khó có thể bán được hàng.

Ngày nay, khách hàng có nhiều sự lựa chọn khi mua sắm. Họ có thể lựa chọn ở nhiều cửa hàng khác nhau. Chìa khóa cho sự khác biệt đó là nhân viên. Khi nhân viên của bạn phục vụ và bán hàng hiệu quả, khả năng khách hàng lựa chọn cửa hàng của bạn cao hơn những cửa hàng khác tăng theo cấp số nhân.

Vì vậy, hãy đầu tư vào việc đào tạo và huấn luyện nhân viên biết chi tiết về các sản phẩm. Cách đào tạo hiệu quả nhất là thông qua thực hành. Hướng dẫn nhân viên thông qua cảm giác, xúc giác và trải nghiệm của bạn về sản phẩm. Bên cạnh đó, tạo những cuộc thảo luận chuyên sâu về tính năng, lợi ích của sản phẩm.

Ví dụ như khi một đợt hàng hóa mới về nào đó, bạn hãy cùng nhân viên kiểm tra và quan sát sản phẩm, qua đó bạn có thể thảo luận với nhân viên của mình về sản phẩm đó, làm họ hiểu hơn về sản phẩm.

Một khi các nhân viên đã quen thuộc với các mặt hàng, hãy tổ chức các buổi diễn tập trong đó bạn là người mua hàng. Hãy đặt ra các câu hỏi và những mối quan tâm chung, sau đó đánh giá cách giải quyết của từng thanh viên.

Hãy luôn không ngừng đào tạo nhân viên của mình. Luôn có những biến đổi mới về sản phẩm và sự phục vụ khách hàng. Thường xuyên tổ chức các buổi đào tạo và cho nhân viên tham gia các sự kiện công nghiệp hoặc các hội thảo bán hàng để nâng cao khả năng chuyên môn cho họ.

5. Chạm vào cảm xúc

Đừng quên rằng, việc mua hàng  bị chi phối bởi cảm xúc. Một phụ nữ có thể chọn mua chiếc váy này vì nó làm cô ấy trông đẹp hơn. Một ví dụ khác, một gia đình có thể đặt vé xe với chỗ ngồi có giá đắt nhất vì họ nghĩ chỗ ngồi đó sẽ an toàn hơn cho con mình. Đây chỉ là một số ví dụ về sự ảnh hưởng của cảm xúc đến việc mua hàng như thế nào. Các nhà bán lẻ thông minh đã nhận thức được điều này và biết cách khai thác được cảm xúc của mọi người khi tiếp thị và bán hàng.

6. Kể một câu chuyên có ý nghĩa

Hãy đảm bảo sản phẩm của bạn gắn liền với những câu chuyện có ý nghĩa, luôn làm khách hàng cảm thấy rằng sản phẩm đó là một phần của cuộc sống. Điều quan trong nhất, làm sao cho sản phẩm đó tự hào về chính mình.

Ví dụ, hãng dầu gội Thái Dương, một thương hiệu về dầu gội dược liệu. bên cạnh chất liệu vượt trội của sản phẩm, dầu gội Thái Dương tự hào với việc bán ra ở Dubai và Mỹ. Với việc xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, hãng làm mọi người đặt niềm tin rằng sản phẩm này có chất lượng tốt.

Một ví dụ khác là nhiều khách hàng rất thích thương hiệu có “sản xuất tại Mỹ”.

Hãy áp dụng những nguyên tắc tương tự như vậy cho cửa hàng của bạn. Xem xét sản phẩm của bạn có giá trị như thế nào? Điều gì làm chúng nổi bật? Dựa vào những câu hỏi này để kể những câu chuyện tạo sức thu hút mạnh mẽ đến khách hàng.

7. Hãy nhớ rằng, nhân viên là những cá nhân độc lập.

Hãy dành thời gian cho từng người, hiểu từng người một và tạo mối liên kết với họ. Chỉ cẩn những câu hỏi đơn giản như: bạn khỏe không? Hỏi thăm về gia đình hoặc xem họ có cần giúp đỡ gì không.

Các nhân viên sẽ đánh giá cao sự giúp đỡ của bạn. Bên cạnh đó, hành động của bạn sẽ xây dựng được tình bạn và sự tôn trọng.

Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo là việc làm cần thiết. Nhưng bằng cách tiếp xúc từng người, quan tâm đến cuộc sống và cảm xúc của họ, ngoài việc tạo sự thân thiện hơn bạn còn có thể tìm ra cách làm thế nào để từng cá nhân làm việc hiệu quả hơn.

8. Không nên đặt các giả định

Một trong những sai lầm lớn nhất của bạn là đăt các giả định rằng thị trường đang cần gì dựa theo suy nghĩ của bạn. Cách duy nhất để hiểu được khách hàng là trò chuyện với họ. Lấy ý kiến từ khách hàng sau đó kiểm tra xem những ý kiến này có thực hiện được không.

Một cách tiếp cận tốt là khảo sát ý kiến khách hàng qua sản phẩm mẫu và đánh giá nhu cầu và tâm lí của người tiêu dùng. Ngày càng nhiều các nhà bán lẻ đi theo con đường này. Ví dụ hãng cà phê Trung Nguyên thường xuyên có các chương trình giới thiệu sản phẩm và cho khách hàng uống thử cà phê. Sau đó tìm hiểu sở thích uống cà phê của họ và sản xuất phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

Một cách nữa là ghi nhận lại các hoạt động kinh doanh của bạn  (chẳng hạn dùng phần mềm quản lý bán hàng), để biết được hàng nào bán chạy, hàng nào không, phân khúc khách hàng nào thích những mặt hàng nào.

9. Bắt kịp sự đổi mới

Cung cấp và không ngừng đổi mới mọi thứ trong cửa hàng với công nghệ mới. Thật là tệ khi bạn luôn cảm thấy hài lòng với những gì đang có ở cửa hàng.

Hãy luôn bắt kịp các xu hướng mới nhất trong ngành của mình. Có kĩ thuật công nghệ mới nào bạn cần biết không? Bạn có nên lao vào một xu hướng cụ thể nào không? Thế giới đang chuyển động với tốc độ cực nhanh, vì vậy các nhà bán lẻ cần chú ý để không bị bỏ lại phía sau.

Điều này không có nghĩa là bạn nên đầu tư vào mọi xu hướng mới, nhưng ít nhất bạn nên biết các xu hướng hiện giờ là gì để bạn có thể đánh giá và quyết định những gì phù hợp với cửa hàng của bạn.

10. Quảng bá sản phẩm trên các kênh truyền thông

Hãy chú ý đến việc bán hàng và các kênh truyền thông khách hàng hay xem, sau đó làm các chương trình quảng cáo ở các kênh đó.

Người tiêu dùng dành nhiều thời gian để online trên điện thoại, nhưng bạn cần phải đào sâu hơn nữa để xác định cách tốt nhất sử dụng các kênh này.

Khách hàng mục tiêu của bạn thường tìm kiếm hàng hóa ở đâu và như thế nào: Trên các ứng dụng, trên các trang web thương mại điện tử, trên mạng xã hội facebook, hay chỉ đi mua sắm tại cửa hàng? Khi có được những câu trả lời này, bạn có thể tạo ra chiến lược truyền thông phù hợp trên từng kênh.

11. Tuyển đúng người

Tuyển đúng người bắt đầu bằng việc tìm kiếm các cá nhân với thái độ nhiệt tình đối với công việc. Luôn ghi nhớ điều này khi bạn tuyển dụng nhân viên. Để tìm được những người thật thà, chăm chỉ, nhiệt tình trong lĩnh vực của bạn là một thách thức lớn. Điều này còn khó khăn hơn nhiều so với việc dạy ai đó bán hàng.

Đó là lí do tại sao bạn nên quan tâm về thái độ trước khi kiểm tra về kĩ năng. Hãy thiết lập quá trình tuyển dụng làm sao bạn có thể dễ dàng đánh giá thái độ tự nhiên và giá trị của người đó. Chẳng hạn như, ta có thể tổ chức cuộc phỏng vấn nhóm, điều này cho phép ta xem các ứng viên tương tác với nhau như thế nào trong các tình huống xã hội.

12. Gây ấn tượng đối với khách hàng

Có những sản phẩm tuyệt vời là tốt, nhưng đừng quên rằng cách bạn trình bày sản phẩm sẽ tạo sự khác biệt rất lớn. Hãy đầu tư vào chiến lược buôn bán và sự trải nghiệm của khách hàng, kể những câu chuyện liên quan đến sản phẩm cho họ. Hãy làm cho sản phẩm của mình thật sự gây ấn tượng với thiết kế độc đáo hoặc những quảng cáo ấn tượng.

—————————————–

Tham khảo  phần mềm quản lý bán lẻ để quản lý cửa hàng đơn giản, hiệu quả hơn

Từ khóa:

Bài Trước

Bài Tiếp Theo

Vận hành cửa hàng:

Looking for 

Retirement Advice?

FREE

Tải MIỄN PHÍ ebook cẩm nang

quản lý kho, hàng hoá hiệu quả