Có rất nhiều quan niệm sai lầm về việc làm thế nào để thành công trong việc khởi nghiệp và vận hành một cửa hàng bán lẻ, chúng tạo ảnh hưởng xấu đến quyết định kinh doanh của chúng ta.
Hãy xem những ví dụ sau đây để biết các quan niệm về kinh doanh, bán lẻ của bạn có đang sai lầm không nhé!
1. Khi bạn kinh doanh, khách hàng sẽ tự động đến
Sản phẩm tốt, chiến lược giá và không gian bán hàng hay ho sẽ không có giá trị gì nếu khách hàng không biết đến sự tồn tại của bạn. Nhiều cửa hàng mới ra đời sai lầm trong việc quảng bá cửa hàng của mình. Thiếu hụt vốn hoặc chiến dịch quảng cáo sai lầm có thể khiến khách hàng không nghe thấy những lời bạn đang cố nói với họ. Cho dù kinh tế có khủng khoảng thế nào, quảng cáo vẫn luôn là một công cụ hiệu quả cho việc bán hàng.
Marketing cho cửa hàng bán lẻ – nên hay không nên?
2. Những cửa hàng nhỏ không thể cạnh tranh với các chuỗi cửa hàng lớn
Mặc dù đúng là những cửa hàng nhỏ hơn nhìn chung chẳng thể cạnh tranh nổi về giá với các chuỗi cửa hàng lớn. Nhưng thực tế, họ vẫn có thể “sống sót” và phát triển từng bước một. Bằng cách khiếncửa hàng, sản phẩm, dịch vụ của họ trở nên độc đáo, dịch vụ khách hàng trên cả mong đợi và không gian thoải mái ấm cúng, những cửa hàng nhỏ hoàn toàn có thể chiếm được một lượng thị phần không ít.
3. Những khách hàng tốt nhất là những người chi nhiều tiền nhất
Có những khách hàng đến thường xuyên và mua nhiều hơn trung bình những khách hàng còn lại. Trước khi xem đó là khách hàng tốt nhất của bạn, hãy dừng lại và phân tích xem, liệu có khách hàng nào dù mua ít, nhưng lại đi quảng bá cửa hàng bạn với gia đình và bạn bè của họ? Những khách hàng thường xuyên và hay giới thiệu tên tuổi bạn cho mọi người mới là những người có giá trị cao và giúp bạn tăng doanh thu nhiều hơn những khách hàng chi “sộp”, đến mua 2 lần mỗi năm (và chỉ thế thôi).
4. Shop online có thể thay thế cửa hàng
Phương tiện truyền thông đang tạo nên một bước đột phá mới trong ngành bán lẻ. Đó là dấu hiệu quan trọng cho thấy các cửa hàng nên xây dựng tên tuổi trên mạng, tuy nhiên điều đó cũng không thay đổi được sự thật rằng sẽ luôn có những khách hàng muốn mắt thấy tai nghe, được sờ tận tay và thử đồ chắc chắn trước khi mua. Đồng thời, nhiều khách hàng vẫn muốn chính bản thân họ mua sản phẩm ở cửa hàng cho đảm bảo thay vì mua trên mạng.
5. Chuyển địa điểm bán hàng sẽ ảnh hưởng xấu đến tình hình kinh doanh
Chuyển địa điểm kinh doanh sang nơi khác có thể sẽ tốn kém và không thuận lợi lắm, tuy nhiên việc đó có thể là điều tốt nhất cho doanh nghiệp của bạn. Hãy chuẩn bị từ sớm và lên kế hoạch để việc chuyển đi được tiến hành thuận lợi. Đừng quên lên thông báo rộng rãi về việc chuyển địa điểm, tìm cách giữ lại những khách hàng cũ cũng như thu hút thêm khách hàng ở địa điểm mới.
Nguồn | Dịch từ http://retail.about.com/
—
Bạn còn gặp những khó khăn hay điều gì thắc mắc quanh việc kinh doanh của mình? Hãy tham gia giao lưu, chia sẻ với Suno.vn tại đây nhé!