Hiện tại, trà sữa vẫn là loại thức uống vô cùng được yêu thích. Thị trường rộng mở và đầy tiềm năng, đây là lĩnh vực rất xứng đáng để đầu tư. Trên thị trường đã có nhiều thương hiệu “mạnh” có được chỗ đứng vững chắc trong lòng khách hàng. Tận dụng ưu điểm này, nhiều người quyết định mở quán trà sữa nhượng quyền thay vì phải bỏ công xây dựng một thương hiệu mới hoàn toàn.
Vì sao trà sữa “gây bão” lại sau 10 năm?
Trà sữa đã du nhập vào Việt Nam hơn 10 năm. Khi đó, trà sữa như một luồng gió mới cho người trẻ, học sinh, sinh viên để thay thế cà phê vốn chỉ dành cho người lớn tuổi. Thức uống này nhanh chóng được nhiều người yêu thích. Vào thời điểm đó, mô hình kinh doanh chủ yếu là các hộ kinh doanh nhỏ lẻ với hình thức tự phát. Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn trào lữu trà sữa lại đi vào thoái trào một cách đáng tiếc.
Trong khoảng 2 năm trở lại đây, thị trường trà sữa Việt Nam có sự “lột xác” mạnh mẽ. Làn sóng các thương hiệu Đài Loan đổ bộ cùng sự xuất hiện của các thương hiệu thuần Việt được đầu tư bài bản tạo nên diện mạo hoàn toàn mới cho thị trường trà sữa Việt.
Định vị lại khách hàng
Trước đây, trà sữa có khách hàng chính là học sinh, sinh viên. Ở thời điểm hiện tại, đối tượng khách hàng chính được nhắm đến là giới văn phòng. Họ là những người đã đi làm có nguồn tài chính dư dả. Trà sữa được định vị nâng cao giá trị lên hẳn so với trước đây, với kỳ vọng “soán ngôi” cà phê truyền thống.
Khắc phục các nhược điểm
Trước đây, nguyên liệu làm trà sữa không nhận được cái nhìn thiện cảm từ người tiêu dùng. Hiện tại chất lượng đồ uống đã được cải thiện hơn rất nhiều. Nguyên liệu và công thức được nhập từ Đài Loan hoặc đối tác uy tín khiến khách hàng yên tâm và hài lòng hơn. Các thương hiệu trà sữa chú trọng đầu tư mạnh vào xây dựng thương hiệu, thiết kế quán để nâng cao giá trị sản phẩm.
Đầu tư quảng cáo
Việc tận dụng triệt để mạng xã hội, hình ảnh quảng cáo giúp các thương hiệu trà sữa tiếp cận khách hàng trẻ dễ dàng hơn. Khách hàng và thương hiệu có sự kết nối thân thiết, gắn bó chặt chẽ đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn.
Phần mềm quản lý quán cafe, trà sữa SUNOvn (dùng thử MIỄN PHÍ): Đơn giản hoá công việc hàng ngày: order, bán hàng, tính tiền. Quản lý doanh thu, chi phí, tồn kho thuận tiện và mang đến dịch vụ tốt hơn cho khách hàng.
Mở quán trà sữa nhượng quyền cần bao nhiêu vốn, đầu tư vào những gì?
Không giống như “cơn sốt” 10 năm trước, trà sữa trở lại với diện mạo “sang chảnh” vượt bậc. Nguyên liệu, hương vị, chất lượng,… đều được chú trọng. Trà sữa mở ra “cơn sốt” không chỉ với người trẻ, mà chinh phục cả giới văn phòng và người trung niên. Và cũng mở ra cơn sốt nhượng quyền với những bạn trẻ muốn kinh doanh.
Theo tính toán, để mở quán trà sữa nhượng quyền cần khoảng 1,2 – 2,9 tỷ đồng. Trong đó, chi phí lớn nhất là phí nhượng quyền thương hiệu, số tiền cần bỏ ra phải tới 300 – 500 triệu đồng. Các khoản chi cơ bản để mở quán nhượng quyền gồm:
- Phí nhượng quyền: Thông thường có hai hình thức tính theo năm (Ví dụ: Phí nhượng quyền của TocoToco là 160 – 300 triệu đồng/3 năm tùy khu vực). Hình thức thứ hai là nhượng quyền vĩnh viễn dùng cho 1 cửa hàng (Ví dụ: Phí nhượng quyền dùng vĩnh viễn cho 1 cửa hàng của DingTea là 20.000 USD).
- Phí giám sát tư vấn: 30 triệu đồng/năm
- Chi phí nguyên liệu (bắt buộc lấy từ đơn vị nhượng quyền: Trung bình khoảng 20.000 – 30.000 USD/3 tháng.
- Chi phí máy móc, thiết bị pha chế: 100 – 200 triệu đồng
- Các khoản chi phí khác như mặt bằng, sửa chữa – thiết kế… : 440 triệu – 1 tỷ đồng.
- Nhân công: 200 – 500 triệu đồng/năm tùy quy mô và khu vực.
Vốn là loại thức uống rất quen thuộc và phổ biến với người Việt Nam từ lâu. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại mới là giai đoạn “hoàng kim” của trà sữa. Thị trường hiện đã có quá nhiều thương hiệu. Vì vậy, những cái tên “sinh sau đẻ muộn” càng khó khăn chinh phục khách hàng. Việc chọn mở quán trà sữa nhượng quyền trở thành hướng đi an toàn, thông minh được nhiều người ưu tiên. Sức hút của trà sữa với người Việt vẫn chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”. Đây vẫn là lĩnh vực tiềm năng để đầu tư kinh doanh.