Hiện tại ở Việt Nam, xe máy vẫn là phương tiện di chuyển chính. Hầu hết mỗi gia đình đều có ít nhất một chiếc xe gắn máy. Điều này cho thấy tiềm năng kinh doanh lớn khi mở đại lý phụ tùng xe máy. Đặc biệt trong thời điểm cận Tết này, nhiều người có nhu cầu tân trang lại phương tiện di chuyển để vui xuân đón năm mới.
1. Xác định đối tượng khách hàng
Khi mở đại lý phụ tùng xe máy cần xác định trước đối tượng khách hàng mục tiêu. Họ là nhóm nhân viên văn phòng, công nhân sử dụng các loại xe thông dụng nên chọn vị trí cửa hàng gần khu công nghiệp, khu dân cư, trục đường lớn,…
Đối với các khách hàng yêu thích dòng xe phân khối lớn, xe cổ có đòi hỏi cao về chất lượng, nguồn gốc phụ tùng. Do đó, bạn phải chú trọng vào chất lượng từng loại phụ tùng theo đặc trưng dòng xe. Việc tìm nguồn hàng cũng khó khăn hơn vì những phụ tùng này có giá cao và khá khó tìm trên thị trường.
Phần mềm quản lý kho SUNOvn luôn nắm được số lượng và giá trị hàng hoá tồn kho ngay tức thì. Tiết kiệm thời gian, công sức, gia tăng lợi nhuận. Quản lý kho hàng đơn giản bất kể bạn có 10 hay 10.000 mặt hàng. Nhân viên không cần biết nhiều về phần mềm và kế toán quản lý bán hàng vẫn có thể sử dụng phần mềm dễ dàng.
2. Mở đại lý phụ tùng xe máy cần bao nhiêu vốn?
Vốn là yếu tố đầu tiên và quan trọng hàng đầu để mở đại lý phụ tùng xe máy. Số vốn đầu tư ban đầu không hề nhỏ vì vậy bạn phải suy nghĩ, tính toán cẩn thận để đầu tư tiết kiệm nhất. Hãy lập một bảng dự toán chi phí về thuê địa điểm, chi phí nhập hàng và những chi phí cố định khác.
Chi phí thuê mặt bằng: Với một mặt bằng ở các thành phố lớn thì giá thuê khá cao, ít nhất là 7 – 8 triệu / tháng với 20 m2. Thông thường chủ nhà sẽ yêu cầu đóng cọc 2 tháng và đóng trước 1 tháng tiền nhà. Phí thuê mặt ban đầu dự tính khoảng 24 triệu đồng.
Tiền nhập hàng: Đây là khoản chi phí chiếm nguồn vốn nhiều nhất. Bạn phải có sự tính toán cẩn thận để lựa chọn những mặt hàng phù hợp với nhu cầu khách hàng mục tiêu, có khả năng tiêu tốt tránh tồn hàng quá lâu. Đối với các cửa hàng có quy mô nhỏ thì tiền nhập hàng vào khoảng 70 triệu đồng, tiền mua máy móc hỗ trợ vào khoảng 50 triệu đồng. Riêng với các đại lý lớn chuyên cấp phụ tùng cho cửa hàng sửa chữa xe máy thì tiền nhập hàng lên đến hàng trăm triệu đồng.
Tiền thuê nhân viên: Tùy vào quy mô cửa hàng để thuê số lượng nhân viên phù hợp. Thợ sửa chữa xe máy có kinh nghiệm tiền lương trung bình khoảng 6 – 7 triệu/ tháng.
Vốn duy trì hoạt động: Nguồn vốn dự trù cho những tình huống bất ngờ có thể xảy ra. Nên chuẩn bị ít nhất khoảng 20 triệu để không bị hụt vốn trong khi kinh doanh.
3. Nguồn hàng phụ tùng xe máy giá sỉ
Tìm nguồn hàng cung cấp phụ tùng xe máy đáng tin cậy, chất lượng, giá tốt là những yếu tố người kinh doanh cần quan tâm. Nếu có đủ tài chính nên nhập hàng từ các xưởng sản xuất để có giá thành cạnh tranh tốt nhất.
Công ty sản xuất: Họ sẽ có chính hỗ trợ giá, vận chuyển hàng hóa cho đại lý tốt nhất. Tuy nhiên, làm đại lý sẽ cần số vố nhiều vì phải nhập hàng số lượng lớn. Nếu tìm được nơi sản xuất chấp nhận cung cấp hàng với số lượng nhỏ lẻ thì vẫn phải chịu giá cao hơn rất nhiều.
Nhập hàng từ nước ngoài: Nhiều người nhập hàng từ nước ngoài về bán như dầu nhớt, lốp xe. Nguồn hàng chủ yếu từ các nước lận cận Việt Nam như Trung Quốc, Thái Lan. Với mức giá tốt dễ đi lại vận chuyển nên 2 nguồn hàng này được nhiều chủ cửa hàng lựa chọn hơn hết.
Cửa hàng, đại lý lớn hơn: Nguồn hàng này có bán hàng nhỏ lẻ. Vì vậy bạn có thể nhập số lượng hàng tùy thuộc vào nhu cầu, số vốn của mình mà không bị ép lấy nhiều hàng. Tuy nhiên, giá bán ở đây sẽ cao hơn gây khó khăn cho việc cạnh tranh về giá.
Những địa chỉ cung cup cấp phụ tùng xe máy giá sỉ bạn có thể tham khảo như: shop2banh (phụ tùng Yamaha), phụ tùng Hoàng Gia, phụ tùng MomoTech, Yamamha An Phú, phụ tùng Hoàn Thạch, phụ tùng xe máy Kiều Trang,…
Xem thêm: