Mở cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng cần chuẩn bị những gì?

Nguồn vốn để mở cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng khá lớn, ít nhất khoảng vài trăm triệu đồng. Do đó, đối với những người mới bắt đầu kinh doanh mặt hàng này thường gặp phải nhiều khó khăn để sử dụng vốn hiệu quả. Trong bài biết hôm nay, SUNO xin gợi ý những bước cơ bản cần chuẩn bị để mở cửa hàng vật liệu xây dựng giúp bạn vận hành cửa hàng hiệu quả và thuận lợi hơn.

Mở cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng cần chuẩn bị những gì?
Mở cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng cần chuẩn bị những gì?

1. Nghiên cứu thị trường kinh doanh vật liệu xây dựng

Khảo sát thị trường là yêu cầu bắt buộc khi bắt tay vào bất kỳ mô hình doanh nào. Đây là bước đầu tiên giúp bạn có cái nhìn tổng quát về thị trường. Đặc biệt là với nghành vật liệu xây dựng, không phải là mặt hàng dành cho đời sống hằng ngày chỉ có một bộ phận khách hàng sử dụng. Việc tìm hiểu kỹ thị trường giúp bạn hiểu được chính xác nhu cầu của người mua.

Bên cạnh đó, khảo sát trước tình hình kinh doanh của các cửa hàng trong khu vực giúp bạn hiểu về đối thủ của mình hơn. Họ đã kinh doanh lâu chưa? Đối tượng khách hàng chính là ai? Họ đang kinh doanh những mặt hàng nào? Cách bán hàng như thế nào?… Trả lời những câu hỏi này giúp bạn đưa ra những chiến lược bán hàng phù hợp và hiệu quả hơn cho cửa hàng của mình.

2. Xác định mặt hàng chủ lực của cửa hàng

Kinh doanh vật liệu xây dựng là  lĩnh vực rất đa dạng về sản phẩm phù hợp nhiều nhu cầu và mức giá khác nhau. Chính vì vậy, việc lựa chọn mặt hàng chủ lực giúp bạn có thể tập trung hiệu quả đầu tư vào phân khúc khách hàng chính với những chiến lược riêng. Vật liệu xây dựng được chia thành 2 loại chính:

– Vật liệu xây dựng thô: cát, sỏi, xi măng, gạch xây dựng, thép…

– Vật liệu hoàn thiện có nhiều chủng loại: thiết bị vệ sinh, thiết bị nước, thiết bị điện…

Phần mềm quản lý bán hàng Suno.vn (dùng thử MIỄN PHÍ) giúp người chủ quản lý mọi mặt của cửa hàng: từ tính tiền bán hàng, quản lý tồn kho hàng hóa, quản lý thu chi tiền bạc, chăm sóc khách hàng đến phân tích kết quả kinh doanh dễ dàng.

3. Huy động vốn cho cửa hàng

Vốn là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất đối với bất kỳ mô hình kinh doanh nào. Đối với mô hình kinh doanh cửa hàng vật liệu xây dựng dù quy mô của bạn nhỏ cũng cần khoảng vài trăm triệu đồng. Vì vậy, thay vì phải tự xoay vốn bạn nên chủ động huy động vốn từ những nguồn vốn xung quanh:

Liên doanh liên kết: Hiểu đơn giản là tìm người cùng góp vốn và mở cửa hàng. Nguồn vốn mở cửa hàng không mất chi phí lãi vay. Bên cạnh dó, người hợp tác kinh doanh còn có thể hỗ trợ bạn trong công việc kinh doanh hàng ngày.

Sử dụng vốn của đối tác, khách hàng: Thương lượng kéo dài thời gian thanh toán là cách tốt để đảm bảo đủ tiền xoay vòng vốn. Bên cạnh đó, bạn có thể thương lượng với các đại lý lớn để trả tiền hàng sau khi bán được hàng. Với cách làm này, bạn không phải đầu tư được nguồn vốn lớn ban đầu. Áp dụng hình thức đặt tiền trước, lấy hàng sau với khách hàng cũng là một cách để linh động vốn. Cửa hàng cần đưa ra các chính sách ưu đãi hấp dẫn khi đặt tiền trước như chiết khấu giá mua, miễn phí vận chuyển,…

Vay vốn ngân hàng: Đây là hình thức nhiều người áp dụng nhất. Hiện nay, thủ tục vay vôn ngân hàng để kinh doanh cũng khá đơn giản. Tuy nhiên, đối với mô hình kinh doanh vật liệu xây dựng thì lãi suất khác cao. Do đó, bạn nên cân nhắc kỹ trước khi chọn hình thức huy động vốn này.

Kinh nghiệm kinh doanh cửa hàng vật liệu xây dựng
Kinh nghiệm kinh doanh cửa hàng vật liệu xây dựng

4. Tìm nguồn hàng vật liệu xây dựng

Nguồn hàng là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của mô hình kinh doanh vật liệu xây dựng. Các chủ cửa hàng có thể nhập qua 3 hình thức chính sau:

Nhập trực tiếp từ công ty vật liệu xây dựng: Bạn sẽ trở thành một trong những đại lý của công ty sản xuất. Các công ty sẽ ra giá bán lẻ với mức giá cạnh tranh nhất cùng với quy định mức chiết khấu có sẵn. Cửa hàng không phải định giá bán cho các mặt hàng mà dựa vào mức giá của công ty. Tuy nhiên, bạn phải tự xây dựng những chính sách bán hàng khác nhau cho từng đối tượng khách hàng như bán cho tư nhân hay nhà thầu, trả tiền một lần hoặc trả góp nhiều đợt,…

Nhập qua tổng đại lý khu vực: Giá bán lẻ tại tổng đại lý đều được niêm yết rõ ràng ở tất cả sản phẩm. Thông tin sản phẩm được cung cấp công khai, rõ ràng như quy cách kỹ thuật, xuất xứ, hướng dẫn lắp đặt, sử dụng, bảo trì, hậu mãi,… Chủ cửa hàng sẽ hoàn toàn yên tâm về chất lượng, mẫu mã cũng như giá cả vật liệu.

Nhập hàng từ nước ngoài: Một bộ phận khách hàng rất ưa chuộng hàng nhập khẩu cao cấp. Nhu cầu sử dụng hiện tại vẫn khá cao, vì vậy, bạn nên đầu tư tìm kiếm nguồn hàng từ nước ngoài cho cửa hàng của mình. Đối với nguồn hàng nhập khẩu, chủ cửa hàng phải phân tích kỹ lượng nhu cầu tiêu dùng tránh tình trạng tồn kho gây ảnh hưởng đến quay vòng vốn.

5. Tìm hiểu và định giá sản phẩm

Giá vật liệu xây dựng thay đổi liên tục và có sự khác nhau giữa các công ty sản xuất. Vì vậy, bạn phải cập nhật thường xuyên để có giá bán cạnh tranh với đối thủ. Chỉ cần chênh giá hơn mặt bằng một chút sẽ mất khách. Bên cạnh đó, giá của vật liệu xây dựng còn phụ thuộc vào số lượng mua hàng, số lượng mua nhiều ít, thanh toán nhanh hay chậm,…

Xem thêm:

Từ khóa:

Bài Trước

Bài Tiếp Theo

Khởi nghiệp:

Looking for 

Retirement Advice?

FREE

Tải MIỄN PHÍ ebook cẩm nang

quản lý kho, hàng hoá hiệu quả