Định giá sản phẩm quá cao, khách hàng không mua sản phẩm. Định giá quá thấp, lợi nhuận thu về không đủ. Vậy đâu là cách tính giá sản phẩm tối ưu nhất?
Trong bài viết hôm nay, Phần mềm quản lý bán hàng SUNO.vn sẽ gửi đến bạn đọc những bước cơ bản nhất để tính giá sản phẩm tự sản xuất.
Hiểu rõ thị trường trước khi tính giá sản phẩm
Khảo sát thị trường, tìm hiểu xem liệu khách hàng có thể trả bao nhiêu cho sản phẩm của bạn? Sản phẩm của bạn là độc nhất hay đã có người kinh doanh? Nếu đã có, kiểm tra xem đối thủ đang bán với giá thế nào? Bạn sẽ định giá ngang tầm với đối thủ hay cạnh tranh hơn?
Việc tính giá sản phẩm không nên thực hiện một cách sơ sài. Bạn cần phải đảm bảo rằng tất cả các chi phí trực tiếp lẫn gián tiếp đều được xem xét trong quá trình tính giá sản phẩm.
Chọn phương pháp định giá tối ưu
Tùy vào ngành hàng, mặt hàng bạn cần chọn ra một phương pháp định giá tối ưu nhất để tính giá sản phẩm.
Có 3 nhóm phương pháp định giá phổ biến vẫn thường được sử dụng khi tính giá sản phẩm:
1. Định giá dựa trên chi phí sản xuất
Dựa vào khoản chi phí để tạo ra một sản phẩm. Ta có 2 phương pháp định giá:
Phương pháp cộng chi phí:
Giá sản phẩm = Chi phí sản xuất 1 đơn vị sản phẩm + Lợi nhuận mong muốn trên mỗi sản phẩm
Phương pháp điểm hòa vốn:
Giá sản phẩm = (Chi phí cố định/ Điểm hòa vốn) + Chi phí khả biến với 1 đơn vị sản phẩm
2. Định giá dựa trên giá trị sản phẩm
Với phương pháp này, nhà sản xuất sẽ dựa vào các yếu tố tạo nên giá trị sản phẩm để định giá. Những yếu tố đó có thể là:
- Tính năng sản phẩm
- Chất lượng sản phẩm
- Thiết kế
- Độ khan hiếm
- Sự khác biệt
- Dịch vụ, chính sách đi kèm
- Quan điểm của khách hàng
- …
3. Định giá dựa trên sự cạnh tranh
Với phương pháp định giá này, doanh nghiệp sẽ dựa vào giá của đối thủ sau đó định giá cao hơn, thấp hơn hoặc bằng tùy theo tình hình thị trường và doanh nghiệp.
Xem xét các yếu tố khác
Các khoản thuế sẽ ảnh hưởng thế nào đến giá sản phẩm? Liệu bạn có thể giảm biên lợi nhuận trên sản phẩm A và tăng biên lợi nhuận trên sản phẩm B để bù lại?
Ngoài ra bạn cũng nên xem xét mức giá phù hợp cho từng chi nhánh, từng thị trường hoặc từng kênh bán hàng khác nhau.
Giữ mức giá tối ưu
Thị trường, đối thủ, khách hàng sẽ thường xuyên thay đổi, thậm chí là thay đổi rất nhanh. Bởi vậy các doanh nghiệp sản xuất không thể giữ nguyên một mức giá trong suốt quá trình kinh doanh. Tùy vào tình hình thị trường, khách hàng, chúng ta phải luôn thay đổi, cập nhật giá giữ được mức giá tối ưu nhất.