Kinh nghiệm quản lý nhà hàng quán ăn của người Nhật

Theo một dữ liệu thống kê, Nhật Bản đã thay thế Pháp trở thành quốc gia có số lượng nhà hàng được gắn sao Michelin lớn nhất thế giới. Yếu tố nào đã giúp tạo nên thành công cho những nhà hàng của người Nhật. Hãy cùng SUNO khám phá và học hỏi kinh nghiệm quản lý nhà hàng quán ăn của người Nhật Bản để áp dụng cho chính việc kinh doanh của mình.

Người Nhật Bản đã quản lý nhà hàng quán ăn như thế nào?
Người Nhật Bản đang quản lý nhà hàng quán ăn như thế nào?

Nguyên tắc quản lý nhà hàng quán ăn của người Nhật:

1. Học làm thợ trước khi làm thầy:

Trong bất cứ một công việc nào, người Nhật luôn coi trọng yếu tố nền tảng đầu tiên. Bạn đừng cho rằng mình có một tấm bằng loại ưu thì sẽ được tuyển dụng ở một vị trí cao. Đối với người Nhật, để được tuyển dụng ở một vị trí như quản lý, giám sát, bạn phải bắt đầu từ những công việc nhỏ nhặt nhất như từ: phục vụ, phụ bàn, rửa bát.

Họ cho rằng tấm bằng đại học không nói nên điều gì cả. Chỉ khi tự bản thân trải qua tất cả những công việc mà một nhân viên thông thường phải làm và phải làm đúng nhất thì mới hiểu rõ nhân viên mình đang gặp phải vấn đề gì, khó khăn ra sao. Lúc đó vấn đề về quản trị sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Thế nên, tại các nhà hàng, quán ăn Nhật, mỗi khi quá đông khách, bạn có thể thấy người quản lý cũng ra phục vụ phụ giúp nhân viên. Nhờ vào quá trình đào tạo, người quản lý đã nắm rõ chuyên môn và điêu luyện trong mọi công việc. Đồng thời, nhân viên khi thấy như vậy cũng sẽ cảm thấy nể phục quản lý của mình và tin tưởng làm việc hơn. Đây được xem là một yếu tố cốt lõi trong nghệ thuật quản lý của người Nhật.

2. Luôn đề cao tính kỷ luật:

Người Nhật nổi tiếng với sự nguyên tắc và tính kỷ luật trong công việc. Khi họ đề ra các nguyên tắc, quy định trong công việc thì nhân viên cấp dưới cần phải nghiêm túc thực hiện, tuyệt đối không xao nhãng mọi việc.

Khi bạn mắc lỗi sai, người quản lý sẽ thẳng thừng kỷ luật mà không nhân nhường vì bất cứ lý do hay mối quan hệ nào khác. Đương nhiên, họ luôn là những người vô cùng nguyên tắc trong công việc, và nghiêm khắc với bản thân và làm gương cho nhân viên.

3. Đối xử công bằng với mọi người:

Tuyển người thì dễ mà giữ người lại khó, để nhân viên có thể tận tâm cần một người quản lý sáng suốt. Thay vì để nhân viên cảm thấy áp lực hãy tạo cho họ một môi trường làm việc với sự tôn trọng quyền lợi của cả hai bên. Ở hầu hết những nhà hàng Nhật, chủ quán không dùng mệnh lệnh để yêu cầu nhân viên làm việc cho mình mà ngược lại họ coi mọi lời nói là sự chia sẻ vì mục đích chung là đạt được hiệu quả công việc.

Nếu chúng ta ngại nhận lỗi trước mặt nhân viên thì với người Nhật, khi làm sai, họ sẵn sàng thừa nhận, không chia cấp độ hay có một sự ưu ái nào. Đó là điều thúc đẩy nhân viên tự nguyện thực hiện làm việc cho họ.

4. Mọi ý kiến đều được tôn trọng:

Người Nhật quan niệm, không ai hiểu công việc trong nhà hàng bằng chính những người hàng ngày tiếp xúc với chúng. Chính họ cũng sẽ là những người có nhiều giải pháp thực tế nhất để giải quyết những vướng mắc gặp phải trong quá trình kinh doanh của nhà hàng. Bởi vậy, họ thường hay có những cuộc khảo sát, đánh giá để lắng nghe ý kiến phản hồi của nhân viên trong quá trình lao động.

Điều này giúp họ có cái nhìn sâu sát và đa chiều hơn. Với người Nhật, yếu tố cốt lõi là con người, để phục vụ tốt thì nhân viên cần phải được chuẩn bị tốt, đào tạo tốt. Do đó những điểm bất hợp lý luôn được nêu ra và thoải mái trao đổi những khó khăn trong công việc.

5. Đồ ăn gắn liền với thẩm mỹ:

Từ lâu, nền văn hóa ẩm thực của Nhật Bản đã luôn là điều khiến cho hầu hết các nước khác đáng học hỏi. Bởi vì ẩm thực Nhật Bản không chỉ đơn giản là món ăn mà còn đạt tới trình độ cầu kỳ từ hình thức đến hương vị tinh tế. Nền tảng của văn hóa và triết học Nhật Bản đã làm cho ẩm thực vươn lên thành tinh hoa thẩm mỹ. Thế nên các thực khách khi vào nhà hàng, quán ăn Nhật đều không chỉ là được “ăn ngon” mà còn thưởng thức cái đẹp.

6. Không gian thu hút, bắt mắt:

Ở Nhật Bản, yếu tố đầu tiên thu hút mọi người vào nhà hàng thường không phải là nội dung của nó, mà là mặt tiền và bảng hiệu cửa hàng. Thiết kế không gian của các cửa hàng là điều cực kỳ quan trọng. Gỗ, sắt, vải, nhiều loại vật liệu, nhiều loại phông chữ và hoa văn khác nhau để thu hút khách hàng. Nó giúp khách hàng nhận ra ngay phong cách Nhật Bản, nhanh chóng thu hút, từ đó nắm bắt được nhóm khách hàng mục tiêu.

Diện tích đất của Nhật Bản là nhỏ, và các thành phố lớn đặc biệt không an toàn do hay xảy ra động đất, sóng thần. Hầu hết các nhà hàng có kích thước nhỏ và thuộc loại nhỏ và đẹp. Người Nhật với nền tảng kiến thức thẩm mỹ rất cao sẽ thể hiện tinh thần của những người làm võ đường trong thiết kế một cửa hàng nhỏ.

7. Tập trung vào đánh giá của khách hàng, chú trọng đến thái độ nhân viên phục vụ:

Lễ phép, tôn trọng mọi người là đức tính vốn có của người Nhật. Họ cũng rất coi trọng điều đó ngay cả trong kinh doanh buôn bán. Tại các nhà hàng Nhật Bản, thái độ phục vụ của nhân viên rất được chú ý. Các quản lý nhà hàng Nhật Bản rất chú trọng đến khiếu nại và đề xuất của khách hàng. Thậm chí họ còn đọc kỹ tin nhắn của khách hàng mỗi ngày và liên lạc với từng cá nhân khách hàng nếu có vấn đề gì.

Dịch vụ theo phong cách Nhật Bản có ý thức chăm sóc khách hàng cẩn thận, ấm áp và chu đáo nhưng không bao giờ vượt quá ranh giới. Vì vậy các doanh nghiệp Nhật Bản đều có tinh thần chăm sóc khách hàng đạt ngưỡng tiêu chuẩn khiến bất cứ khách hàng nào đến cũng phải hài lòng.

8. Áp dụng thiết bị công nghệ trong quá trình vận hành:

Nhà bếp Nhật Bản luôn được thiết kế rất hợp lý và áp dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến vào trong việc phục vụ ăn uống. Chẳng hạn như: Bếp từ loại máy tự động hoặc bán tự động, nồi cơm điện tự động, máy rửa chén nhỏ, máy sấy chén,.. Những thiết bị này dễ sử dụng và hiệu quả, giúp giảm chi phí lao động nhân công. Ngoài máy móc nhà bếp, việc áp dụng các thiết bị mặt trước cũng rất tiên tiến.

Ví dụ như: Một nhà hàng sushi vòng quay công nghệ cao của Nhật Bản đã có mặt trên thị trường. Nhà hàng sushi giá rẻ có tên “Sushi Lang” rất thông minh trong suốt quá trình hoạt động. Đồ ăn được đặt trong đĩa để thu thập thông tin tiêu dùng của khách hàng. Có thiết bị giúp khách hàng đặt và lấy đồ ăn chỉ trong vòng mười phút. Tổng cộng có 196 chỗ ngồi nhưng chỉ cần 5 người điều hành, không có nhân viên bếp và nhân viên thu ngân, giúp tiết kiệm đáng kể chi phí lao động.

9. Người Nhật luôn sử dụng phần mềm quản lý trong quản lý nhà hàng:

Nhật Bản là một đất nước với sự phát triển công nghệ điện tử rất mạnh nên sẽ dễ hiểu nếu như từ mô hình kinh doanh quán ăn nhỏ đến kinh doanh nhà hàng lớn họ đều ứng dụng công nghệ vào quản lý, đó chính là sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng.

Thay vì khi khách hàng order món nhân viên phục vụ phải ghi vào giấy thì giờ đây người Nhật sử dụng ứng dụng công nghệ để gọi món. Khách hàng chỉ cần chọn món qua máy tính bảng, điện thoại hoặc gọi món và nhân viên nhấn vào phần mềm trên điện thoại, máy tính bảng.

10. Thu hút khách hàng trong lúc chờ đợi bằng cách trình diễn sáng tạo:

Nhiều nhà hàng Nhật Bản nhằm để thu hút khách hàng bằng các dịch vụ giải trí sáng tạo. Ví dụ như tại một nhà hàng mì Ramen của Nhật Bản, thay vì để khách chờ đợi một thời gian dài để được thưởng thức thì họ sẽ cho đầu bếp trực tiếp ra làm mì trước mặt của khách để họ có thể theo dõi quá trình làm món ăn và cảm giác không phải đang chờ đợi. Đây là một cách làm rất thông minh để giúp khách hàng không phàn nàn về thời gian chế biến món ăn quá lâu.

Trên đây là những nguyên tắc quản lý nhà hàng quán ăn theo phong cách của người Nhật. Giờ thì bạn có thể hiểu được tại sao các nhà hàng Nhật Bản trong và ngoài nước, hầu hết đều đạt được những thành công nhất định. Nếu như bạn đang có ý định mở nhà hàng quán ăn thì hãy tham khảo học hỏi những điều trên, nó sẽ góp phần nào giúp bạn quản lý hiệu quả và thành công đấy.

Từ khóa:

Bài Trước

Bài Tiếp Theo

Kinh nghiệm mở cửa hàng:

Looking for 

Retirement Advice?

FREE

Tải MIỄN PHÍ ebook cẩm nang

quản lý kho, hàng hoá hiệu quả