Tình hình thị trường bán lẻ của Việt Nam được dự đoán rất khả quan trong tương lai. Nhiều mô hình bán lẻ mới ra đời thay thế các mô hình kém hiệu quả trong quá khứ.
1. Mô hình bán lẻ qua cửa hàng
Bán lẻ qua cửa hàng là mô hình bán lẻ lâu đời và hiệu quả hàng đầu hiện nay. Đặc thù của mô hình kinh doanh này là phải có cửa hàng cố định để khách hàng mua sắm trực tiếp. Một số hình thức phổ biến ở Việt Nam hiện nay là tiệm tạp hóa, cửa hàng chuyên dụng, trung tâm thương mại, siêu thị truyền thống,… Đối tượng khách hàng hướng tới chủ yếu là nhu cầu mua sắm cá nhân hoặc hộ gia đình.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều cửa hàng bán lẻ kinh doanh các mặt hàng chuyên biệt như máy tính, phần mềm, văn phòng phẩm, … phục vụ nhu cầu của các cơ quan, doanh nghiệp. Trong tương lai, bán lẻ qua cửa hàng vẫn là hình thức chủ đạo đáp ứng yêu cầu mua sắm tất yếu của khách hàng. Nhưng với xu hướng mua sắm trực tuyến ngày càng tăng mạnh thì các cửa hàng “thực” phải mở trộng buôn bán trên internet để đáp ứng thị hiếu chung của người tiêu dùng.
2. Mô hình bán lẻ trực tuyến
Trong những năm qua, kinh doanh trực tuyến đã khẳng định vị thế là xu hướng kinh doanh dẫn đầu của tương lai. Mạng internet góp phần làm thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Đồng thời tạo nên sự ảnh hưởng lớn đến nghành bán lẻ. Internet giúp doanh nghiệp kết nối với khách hàng, thị trường nhanh chóng và hiệu quả hơn. Kinh doanh trực tuyến nhanh chóng trở thành kênh bán hàng phổ biến trong nghành bán lẻ.
Đầu tư phát triển mạng lưới bán hàng trực tuyến là cơ hội để các doanh nghiệp tăng doanh thu bán hàng. Trang website của công ty như một cửa hàng “ảo” giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận thông tin sản phẩm, mua hàng trực tiếp tại đó. Những doanh nghiệp vừa và nhỏ để tiết kiệm chi phí quản lý cửa hàng online nên sử dụng các phần mềm quản lý bán hàng được tích hợp chức năng quản lý website. Phần mềm sẽ giúp bạn kiểm soát chặt chẽ số lượng hàng hóa, đơn hàng ở cả 2 mô hình online và offline.
Đơn đặt hàng từ website được lưu trữ và động bộ với phần mềm quản lý bán hàng SUNO.vn, giúp bạn quản lý tập trung được khách hàng và đơn hàng online.
3. Mô hình máy bán hàng tự động
Máy bán hàng tự động có mặt ở các nước phát triển đã khá lâu. Tuy nhiên, mô hình bán lẻ này chỉ mới phổ biến ở Việt Nam trong khoảng 10 năm trở lại đây. Cũng giống như hình thức bán lẻ thông qua cửa hàng, chủ doanh nghiệp phải chọn đúng loại sản phẩm, vị trí đặt cửa hàng thích hợp với sở thích mua sắm của người tiêu dùng.
Ưu điểm nổi bật nhất của mô hình máy bán hàng tự động là nguồn vốn đầu tư ban đầu ban đầu không quá lớn, nhanh chóng thu hồi tiền mặt. Đối với khách hàng, máy bán hàng tự động ghi điểm bởi tính tiện lợi nên rất được ưa chuộng.
4. Mô hình bán lẻ chuyên biệt
Mặc dù chịu sức ép lớn từ các hệ thống bán lẻ quy mô lớn và xu hướng thương mại điện tử, nhưng các cửa hàng bán lẻ chuyên biệt vẫn có lượng khách ổn định. Mô hình này chú trọng những sản phẩm khách hàng “cần” hơn là những sản phẩm khách hàng “muốn”, hướng tới yêu cầu cụ thể của người tiêu dùnng. Vì thế, nó mang lại sự gần gũi và chuyên dụng hơn các mô hình kinh doanh bán lẻ theo chuỗi.
Xem thêm: