Thị trường nhà phố ở Việt Nam nói chung và ở thành thị nói riêng luôn được giá một phần lớn là do nó có thể dùng làm mặt bằng để mở cửa hàng kinh doanh, đặc biệt là các cửa hàng bán lẻ. Nếu bạn cũng đang có ý định mở cửa hàng kinh doanh bán lẻ, nhưng chưa biết làm thế nào để việc buôn bán thuận lợi, tránh gặp phải rủi ro thì hãy tham khảo những kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh bán lẻ của chúng tôi.
1. Chọn địa điểm mở cửa hàng kinh doanh
Có một câu nói thể hiện tầm quan trọng của địa điểm trong bán lẻ là: “Bán lẻ chỉ có 3 qui tắc: 1. địa điểm, 2. địa điểm, 3. cũng là địa điểm”. Nên lựa chọn được địa điểm phù hợp thì bạn đã nắm trong tay 60% thành công.
Kí hợp đồng thuê nhà cũng cần những lưu ý nhất định. Nếu bạn đã có kế hoạch bài bản cho công việc kinh doanh của mình thì hợp đồng thuê nhà phổ biến cho bán lẻ được khuyến khích là 5 năm. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ đang thử nghiệm mô hình và không chắc lắm về độ thành công thì hãy đàm phán thời gian ngắn hơn cùng với các điều khoản gia hạn được đặt ra từ trước.
Một lựa chọn không tồi là thuê người có kinh nghiệm tư vấn về hợp đồng thuê nhà. Chi phí bạn thuê từ đầu sẽ ít hơn nhiều những tổn thất xãy ra khi có tranh chấp.
2. Trang bị cho cửa hàng bán lẻ
Sau khi đã thuê (hoặc xây) mặt bằng, điều tiếp theo bạn cần phải làm là trang thiết bị cho cửa hàng của mình. Do bán rất nhiều loại mặt hàng khác nhau, từ nhỏ gọn như hộp tăm, bàn chải đến công kềnh như xoong, chậu,…nên bạn cần có các kệ đỡ, giá treo để phân loại, tiết kiệm diện tích.
Kệ hàng
Tuỳ vào mặt hàng bạn kinh doanh mà sẽ có cách trưng bày hàng hoá khác nhau. Với mỗi kiểu trưng bày hàng hoá, bạn sẽ chọn được cho mình các loại kệ hàng tương ứng để hàng hoá dễ tìm và hút khách mua sắm nhiều hơn.
Có thể tham khảo thêm các bài viết về trưng bày hàng hoá của chúng tôi:
Hệ thống kỹ thuật điện, chiếu sáng
Ánh sáng là một yếu tố quan trọng tạo ra không khí cho cửa hàng của bạn. Tuỳ mặt hàng bạn dự định kinh doanh là gì mà sẽ có cách thiết kế chiếu sáng khác nhau. Hệ thống chiếu sáng cần chia nhiều cấp, để có thể bật tắt theo nhu cầu chiếu sáng, tiết kiệm tiền điện. Việc thi công dây cũng cần thực hiện chuyên nghiệp, đề phòng cháy nổ.
Nếu không gian cửa hàng không quá rộng, bạn nên lắp thêm quạt thông gió để đảm bảo không khí của cửa hàng luôn trong lành, tránh ẩm mốc cho hàng hoá.
Máy tính tiền
Cuối cùng, hãy lắp đặt phần mềm quản lý bán hàng và các thiết mã vạch, in bill tính tiền. Đây đều là các thiết bị quan trọng, hỗ trợ rất nhiều cho quá trình kinh doanh của bạn giúp bạn tiết kiệm thời gian, chi phí, đơn giản việc quản lý và tăng năng lực cạnh tranh của cửa hàng.
3. Chọn nguồn hàng
Bí quyết mở cửa hàng kinh doanh bán lẻ thành công nằm ở đây. Bạn chọn mặt hàng để bán là gì, bạn sẽ cạnh tranh bằng cái gì (cạnh tranh về giá, cạnh tranh về dịch vụ … ). Hãy tìm một yếu tố khác biệt nào đó cho cửa hàng và mặt hàng mà mình kinh doanh.
Ngày nay các nhà phân phối, bán sỉ đều đưa thông tin của mình lên internet, nên bạn có thể google để tìm kiếm nhà cung cấp phù hợp tại khu vực của mình.
Nhờ vào sử dụng phần mềm quản lý bán hàng, bạn có thể biết được nhanh những mặt hàng nào bán đắt, bán ế để có kế hoạch nhập hàng, trữ hàng, thanh lý hàng tồn phù hợp.
Khi đã làm việc với nhau được một thời gian, bạn có thể đàm phán về công nợ và chính sách hoàn trả hàng bán chậm với nhà phân phối.
4. Thuê nhân viên
Mở cửa hàng kinh doanh không nhất thiết là bạn phải có mặt ở cửa hàng 100%. Bạn có thể thuê và đào tạo nhân viên để họ quản lý cửa hàng cho mình. Ngày nay, bạn đã có thể giám sát và quản lý hoạt động cửa hàng của mình từ xa thông qua phần mềm quản lý bán hàng, nên việc đào tạo nhân viên cũng đơn giản hơn – chủ yếu tập trung vào kỹ năng mềm và thái độ của họ.
Trên đây là một số kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh bán lẻ chúng tôi đã tổng hợp được. Mong rằng với những gợi ý này việc kinh doanh của bạn sẽ gặp thuận lợi – mua may bán đắt.