Bạn muốn khởi sự kinh doanh nhỏ nhưng chưa biết phải chọn mô hình kinh doanh nào để bắt đầu? Mỗi loại hình kinh doanh đều có những ưu khuyết điểm riêng, việc chọn lựa phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: số vốn, đối tác, nguồn lực và khả năng…
Hãy cùng Suno.vn tìm hiểu một số mô hình kinh doanh nhỏ phổ biến, để chọn cho mình mô hình kinh doanh phù hợp nhất, bạn nhé!
1. Mô hình cửa hàng độc lập
Đây là mô hình kinh doanh không mới! Nếu bạn chọn hình thức mở một cửa hàng độc lập của riêng mình, tức là bạn lựa chọn xây dựng mọi thứ từ con số 0. Từ việc lên ý tưởng, kế hoạch, sắp đặt cửa hàng, tìm nguồn hàng v.v… đều do bạn tự quyết định. Bạn có thể thuê nhân viên hoặc tìm đến chuyên gia tư vấn để mọi việc dễ dàng hơn phần nào.
Điểm lợi là cơ hội phát triển hoàn toàn nằm hết trong tay bạn.
2. Mô hình cửa hàng có sẵn
Thay vì tự tìm mặt bằng, tự thiết kế, tự tìm hiểu mọi thứ để làm một cửa hàng của riêng bạn từ lúc bắt đầu, bạn có thể mua lại một cửa hàng đang được san nhượng, hoặc thừa kế lại từ người thân.
Đối với mô hình này, bạn sẽ bị (hoặc được) không ít ảnh hưởng từ việc kinh doanh của người đi trước. Nhưng điểm lợi là bạn gần như đã có sẵn nền tảng, việc cần làm chỉ là phát triển cái nền tảng đó tốt hơn thôi.
3. Mô hình kinh doanh nhượng quyền
Nhượng quyền là mô hình kinh doanh mới – xuất hiện tại Việt nam trong hơn chục năm lại đây. Nhượng quyền thương mại là hình thức mua quyền sử dụng tên tuổi, sản phẩm, quy trình và kế hoạch kinh doanh của một thương hiệu có sẵn.
Cửa hàng của bạn sẽ được gọi là đại lý độc quyền và nhận được mô hình kinh doanh đã được chứng thực từ một doanh nghiệp uy tín.
Việc thiết lập mô hình hình kinh doanh dựa trên các yếu tố:
- Giá trị bạn cung cấp là gì (bạn sẽ kinh doanh gì)
- Phân khúc khách hàng (bạn sẽ phục vụ ai)
- Kênh bán hàng (làm sao để tiếp cận được khách hàng)
- Quan hệ khách hàng (bạn tương tác với khách hàng ra sao)
- Các hoạt động chính (bạn sẽ làm như thế nào)
- Nguồn lực chính (bạn cần những nguồn lực gì)
- Các đối tác chính của bạn là ai (ai sẽ giúp bạn)
- Cấu trúc chi phí (bạn sẽ chi trả cho những khoản gì)
- Nguồn thu nhập (bạn có những thu nhập nào, bao nhiêu)
4. Mô hình cửa hàng đại lý
Trở thành đại lý là sự hòa trộn giữa 2 mô hình: kinh doanh nhượng quyền và cửa hàng độc lập. Không như kinh doanh nhượng quyền, đại lý có quyền bán nhiều loại sản phẩm khác nhau chứ không chỉ riêng một thương hiệu. Từ đó, bạn vừa nhận được nguồn hàng giá rẻ và có tên tuổi sẵn trên thị trường, vừa có thể độc lập hơn trong việc kinh doanh của riêng mình.
Bạn còn gặp những khó khăn hay điều gì thắc mắc quanh việc xác định mô hình kinh doanh của mình? Hãy tham gia giao lưu, chia sẻ với Suno.vn tại đây nhé!