Slogan là thông điệp của thương hiệu gửi tới khách hàng. Nó thể hiện tinh thần và cá tính của từng nhãn hàng. Việc sáng tạo slogan hay về kinh doanh có ảnh hưởng lớn tới xây dựng, phát triển thương hiệu cũng như hiệu quả bán hàng.
Nguyên tắc viết slogan hay về kinh doanh
1. Mục tiêu
Mỗi slogan được sáng tạo ra đều hướng đến mục tiêu chung của thương hiệu. Những slogan hay có mục tiêu rõ ràng sẽ tác động đúng đến khách hàng mục tiêu, và kích thích được tâm lý tiêu dùng của họ.
Trước khi Pepsi ra mắt, Coca Cola đã là ông lớn trên thị trường nước giải khát. Vì lý do “sinh sau đẻ muộn”, muốn phát triển Pepsi đã đặt ra mục tiêu “giành” thị trường từ Coca Cola. Hãng Pepsi chọn slogan: “Generation Next” (Thế hệ tiếp nối) mang ý nghĩa là loại thức uống của thế hệ mới, thay thế những cái cũ như Coca Cola.
Với mục tiêu rõ ràng đánh vào các đối tượng trẻ tuổi, Pepsi nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của phần đông giới trẻ và trở thành đối thủ lớn của Coca Cola.
2. Ngắn gọn
Nhiệm vụ của slogan là truyền đạt tinh thần của thương hiệu. Những slogan ngắn gọn, dễ hiểu, dễ đọc sẽ gây ấn tượng với tiềm thức khách hàng tốt hơn. Nhờ đó họ sẽ ấn tượng và nhớ sản phẩm lâu hơn. Hạn chế viết những slogan quá dài vì chẳng ai bỏ thời gian để phân tích và ghi nhớ chúng.
Trước đây, thương hiệu cà phê Trung Nguyên từng có một slogan khá dài là: “Mang lại nguồn cảm hứng sáng tạo mới”. Sau đó, slogan được thay đổi bằng: “Khơi nguồn sáng tạo”. Câu slogan này đơn giản, ngắn gọn, và dễ nhớ hơn rất nhiều.
3. Không phản cảm
Khi viết slogan tránh những từ gây phản cảm, hoặc mang tính liên tưởng không tích cực. Tuyệt đối không sử dụng từ ngữ có thể gây xúc phạm đến người khác dù đó là một bộ phận khách hàng cực kỳ nhỏ.
Nhà cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh DSL từng mắc lỗi với một slogan có ấn tượng không tốt là: “Ðến chậm gậm xương”.
4. Nhấn mạnh và ưu điểm sản phẩm
Yêu cầu quan trọng nhất khi viết slogan hay về kinh doanh là thể hiện được ưu điểm nổi bật nhất của sản phẩm. Slogan cho khách hàng thấy được những tính năng và lợi ích khi sử dụng sản phẩm.
Ví như câu Connecting People” (Kết nối mọi người) của hãng điện thoại di động Nokia hay “Luôn luôn lắng nghe. Luôn luôn thấu hiểu” của hãng bảo hiểm quốc tế Prudential.
Những slogan hay về kinh doanh
1. Alpenliebe: “Ngọt ngào như vòng tay âu yếm”
Ngày nay giữa thị trường tràn ngập quá nhiều dòng sản phẩm, thương hiệu khác nhau muốn người tiêu dùng nhớ đến bạn không phải chuyện dễ. Slogan ngoài thể hiện được lợi ích của sản phẩm, phải khơi gợi được cảm xúc của người tiêu dùng.
Thông điệp phải “đánh thức” được những cảm xúc, mong muốn từ bên trong khách hàng như câu “Ngọt ngào như vòng tay âm yếm” của Alpenliebe.
2. Samsung: “Càng nghe càng đắm càng ngắm càng say”
Không có cách nào giúp slogan dễ nghe, dễ nhớ, dễ đọc hơn là tạo ra âm điệu cho nó. Slogan có thể được sáng tạo dựa trên một bài thơ, điệu nhạc, hoặc gieo từ có vần điệu như cách Samsung đã thực hiện với câu: “Càng nghe càng đắm càng ngắm càng say”.
3. Avis: “Chúng tôi là số 2, nên chúng tôi luôn cố gắng hơn nữa”
Nếu các thương hiệu khác luôn tìm cách thể hiện mình là số 1, đứng nhất trong nghành thì Avis lại tạo nên sự khác biệt hoàn toàn khi khẳng định tinh thần: “Chúng tôi là số 2, nên chúng tôi luôn cố gắng hơn nữa.”
Ưu điểm rõ ràng dễ nhận thấy nhất là sự khác biệt hoàn toàn về sứ mệnh công ty thực hiện cho khách hàng so với các đối thủ khác trên thị trường. Ngoài ra slogan này còn mang lại cảm giác an tâm, tin tưởng đối với người nghe. Hãy nhớ ngoài sản phẩm, bạn cần bán cả niềm tin và sự quan tâm cho khách hàng.
4. Thẻ Visa: “Bất cứ nơi nào bạn đến”
Khi viết slogan, nhiều người thường cường điệu quá lợi ích của sản phẩm gây phản tác dụng. Điều bắt buộc là slogan phải thể hiện đúng ưu điểm của sản phẩm, không nói sai sự thật hoặc thể hiện quá chung chung khiến khách hàng cảm thấy mơ hồ, không đáng tin cậy.
Hãy thể thể hiện thế mạnh của sản phẩm một cách thông minh, khéo léo nhất như những gì mà Thẻ Visa đã làm với câu slogan: “Bất cứ nơi nào bạn đến”.
Xem thêm: