4 bài học kinh doanh mà các doanh nghiệp startup nên rút kinh nghiệm từ case “Bà bán bún gọi vốn 8 triệu USD” trên Shark Tank

Bà chủ bún Nguyễn Bính gọi vốn 8 triệu USD (gần 200 tỷ đồng) cho 20% cổ phần, tương đương với việc định giá công ty là 1.000 tỷ đồng
Bà chủ bún Nguyễn Bính gọi vốn 8 triệu USD (gần 200 tỷ đồng) cho 20% cổ phần, tương đương với việc định giá công ty là 1.000 tỷ đồng

Tóm tắt nội dung case gọi vốn “bá đạo” nhất Việt Nam trên Shark Tank:

Trong tập 4 Shark Tank Việt Nam mùa 2 vừa kết thúc tuần qua, mọi người vẫn còn đang khá xôn xao, thậm chí là khiến cư dân mạng “dậy sóng” vì case gọi vốn quá khủng. Bà chủ của CTCP Sản xuất Thương mại Dịch vụ Nguyễn Bính gọi vốn 8 triệu USD (gần 200 tỷ đồng) cho 20% cổ phần, điều này tương đương với việc định giá công ty là 1.000 tỷ đồng.

Đây là công ty startup thành lập năm 2004, được cho là đơn vị đầu tiên đưa món bún truyền thống vào sản xuất công nghiệp nhưng không dùng hóa chất tại Việt Nam. Bà Nguyễn Bính – Tổng Giám đốc công ty trình bày sản phẩm của mình là bún sạch, khác hẳn với những loại bún “không tên” trôi nổi trên thị trường.

Bà chủ bán bún cho biết 3 năm trước từng có nhà đầu tư Thái Lan sang định giá công ty 100 tỷ đồng nhưng bà từ chối vì họ muốn đầu tư để đổi lấy 49% cổ phần. Bà Bính thẳng thắn chia sẻ “Tôi không muốn. Tôi bán cho ông rồi tôi đi làm thuê cho ông à? Người ta làm tôi như cái mỏ vàng để họ đào, nên tôi không chấp nhận”

Hiện nay, diện tích sản xuất của Nguyễn Bính chỉ có 350 m2, tài sản hiện sở hữu gồm nhà cửa, máy móc, trang thiết bị, vật dụng… có giá trị lên đến 100 tỷ, nhưng đồng thời cũng đang nợ ngân hàng 17 tỷ đồng. Dù vậy, bà Bính vẫn rất tự tin đề cập đến tham vọng nắm 50% thị phần tại TP. HCM chỉ sau 6 tháng, nhờ vào việc có bí quyết riêng trong sản xuất bún, không cần bảo quản, chỉ cần để nhiệt độ thường thì bún làm từ hôm trước rồi hôm nay mới dùng cũng không thiu.

Tuy đưa ra mức định giá cao kỷ lục và khiến các “Shark” choáng váng nhưng bà chủ bán bún lại không tiết lộ sản lượng sản xuất, số liệu kinh doanh lại mập mờ. Đã vậy, thái độ gọi vốn của bà Bính còn khá “chợ búa” với câu nói cửa miệng: “Tôi nói để các Sharks tự tính” khi các “Shark” hỏi về doanh thu và lợi nhuận sau đầu tư thì như thế nào. Bà Bính còn tuyên bố thẳng thắn: “Các Shark cứ cầm tiền của các Shark đi, tôi không hề thèm cầm tiền của các Shark”.

Bà chủ bún Nguyễn Bính với câu cửa miệng "Tôi nói để các Shark tự tính" khi đi gọi vốn
Bà chủ bún Nguyễn Bính với câu cửa miệng “Tôi nói để các Shark tự tính” khi đi gọi vốn

Chính vì vậy mà các “Shark” đều lần lượt từ chối đầu tư cho “thương vụ bạc tỷ” này. Bà Lê Hạnh – CEO TVHub (Giám Đốc Sản Xuất chương trình Shark Tank Việt Nam) cho rằng case gọi vốn của bà chủ Bính bộc lộ lỗ hổng khá điển hình của các Startup Việt Nam, đặc biệt là của các doanh nghiệp gia đình hiện nay. Vì vậy, nếu không muốn phạm phải sai lầm tương tự thì các doanh nghiệp startup nên ghi nhớ 4 bài học kinh doanh dưới đây được rút ra từ case gọi vốn của bún Nguyễn Bính.

Bài học kinh doanh mà các doanh nghiệp startup cần rút kinh nghiệm và ghi nhớ:

1. Startup nên định giá doanh nghiệp như thế nào cho đúng?

Bà chủ bún Nguyễn Bính đã tự định giá doanh nghiệp của mình bằng cách lấy định giá của một nhà đầu tư Thái Lan cách đây 3 năm x 10 để ra được giá trị hiện giờ. Đây chính là lối tư duy sai lầm mà nhiều doanh nghiệp startup Việt Nam, đặc biệt là các hộ kinh doanh kiểu truyền thống hay mắc phải.

Do các chủ doanh nghiệp này thường là “tay ngang” làm kinh doanh, không được đào tạo bài bản nên các khái niệm tài chính không nắm rõ, không thể có số liệu cụ thể. Từ đó dẫn đến vấn đề định giá thương hiệu của mình dựa trên niềm tin là chủ yếu.

Cũng giống như chủ nhân bún Nguyễn Bính tin rằng việc định giá như thế này là hoàn toàn bình thường, bởi thương hiệu Bún Nguyễn Bính đang đứng đầu quốc gia và giá trị thương hiệu của startup này là ‘vô hình’. Tuy nhiên, Shark Hưng (Phó chủ tịch HĐQT CENGROUP) đã đưa ra nhận định “3 năm doanh thu tăng gấp 2 lần, giá trị thương hiệu tăng lên 10 lần. Nếu giá trị thương hiệu để càng lâu càng tăng tôi khuyên chị nên để 10 năm nữa bán để kiếm ngàn tỷ”.

Định giá doanh nghiệp - bài học kinh doanh mà các Start up thường mắc phải sai lầm
Định giá doanh nghiệp – bài học kinh doanh mà các Start up thường mắc phải sai lầm

Từ nhận định này, chúng ta có thể thấy được quan điểm tin rằng “thương hiệu để càng lâu càng có giá” của các chủ doanh nghiệp Startup hiện nay là cực kỳ sai lầm. Bởi vì muốn định giá một doanh nghiệp cần phải dựa trên nhiều yếu tố kết hợp lại để ra được kết quả sau cùng, chứ không đơn giản chỉ là dùng tiêu chí thời gian để đo lường, chỉ cần để càng lâu là càng được.

Vậy một doanh nghiệp sản xuất truyền thống thì nên định giá như thế nào cho đúng? Hãy quay lại trong tập 3 của Shark Tank Việt Nam mùa 2, Shark Dzung Nguyễn (Giám đốc Quỹ đầu tư CyberAgent Việt Nam & Thái Lan) đã đưa ra cách tính định giá cho doanh nghiệp mắm truyền thống Lê Gia. Từ đó chúng ta sẽ có được công thức định giá cho các doanh nghiệp ngành truyền thống:

– Giá trị doanh nghiệp = Lợi nhuận ròng x 10 (hệ số nhân xê dịch từ 6 – 10 tùy trường hợp)

Ví dụ, năm 2018 mắm Lê Gia ước tính doanh thu là 12 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận ở mức 20% thì:

– Giá trị doanh nghiệp = 2,4 tỷ đồng x 10 = 24 tỷ đồng

Tất nhiên việc định giá doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp start up là một điều không hề dễ dàng và có rất nhiều phương pháp khác nhau để áp dụng. Và bên cạnh định giá thì còn rất nhiều yếu tố khác cần được cân nhắc khi muốn đầu tư vào một startup. Chính vì vậy, các nhà sáng lập startup và cả nhà đầu tư luồn cần có cái nhìn rõ hơn về giá trị doanh nghiệp tại mỗi thời điểm. Cũng như để có được một cơ hội và kêu gọi thành công nhà đầu tư, startup trước tiên cần phải định giá được giá trị doanh nghiệp của mình một cách chính xác và hợp lý.

Bài học kinh doanh đầu tiên cho các Startup là cần phải biết định giá doanh nghiệp của mình chuẩn xác
Bài học kinh doanh đầu tiên cho các Startup là cần phải biết định giá doanh nghiệp của mình chuẩn xác

2. Tỷ lệ giá vốn chiếm bao nhiêu % trong cơ cấu doanh thu sản phẩm là phù hợp?

Trong chương trình, bà chủ Nguyễn Bính đã chia sẻ thông tin, cứ 1kg gạo làm ra 2kg bún thành phẩm, tức chi phí cho nguyên vật liệu chiếm tới 50% cơ cấu giá thành. Tỷ lệ này được xem là khá lớn đối với ngành sản xuất. Vậy chi phí giá vốn chỉ được chiếm khoảng bao nhiêu % trong cơ cấu doanh thu sản phẩm là hợp lý?

Theo như Shark Phú (Chủ tịch HĐQT tập đoàn Sunhouse) cho biết: “Thông thường, bọn tôi làm sản xuất ngành thực phẩm chỉ được phép cộng hết tất cả khấu hao lẫn tiền lương, giá vốn chỉ được chiếm độ khoản 40% là cùng”. Dưới đây là ví dụ về tỷ lệ giá vốn trong mức cho phép khi sản xuất thành phẩm:

Trích từ bài thuyết trình của ông Lê Quốc Vinh - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc của Le Group tại một sự kiện về công nghiệp sáng tạo.
Trích từ bài thuyết trình của ông Lê Quốc Vinh – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc của Le Group tại một sự kiện về công nghiệp sáng tạo.

Trước sự ngộ nhận càng làm lớn thì càng có lãi cao của bà chủ bán bún, Shark Phú cũng đã có phân tích thêm: “Riêng tiền gạo chị đã chiếm 50% rồi, chưa tính tiền nhân công, điện, nước, nhà xưởng… như vậy khi chị làm lớn không phải có lãi cao. Bây giờ chị đang hạch toán chưa đầy đủ nên chị thấy rằng có lãi thôi”.

Từ đó có thể thấy được, thêm một sai lầm kinh đển mà các doanh nghiệp nhỏ hay vấp phải, đó là thường không hạch toán đầy đủ các khoản chi phí. Cho nên khi quy mô còn nhỏ thì có thể xem như có lãi, nhưng làm lớn thì sẽ lỗ.

Nếu nói đến thành công trong việc có được tỷ lệ giá vốn hoàn hảo của cơ cấu doanh thu sản phẩm thì phải nhắc đến trường hợp của bánh gạo Richy. Với 1kg bánh gạo bán ra thu về 100.000 đồng, nhưng chi phí tiền gạo chỉ vào khoảng 10.000 đồng.

3. Nếu muốn phát triển lâu dài thì phải minh bạch mọi thứ:

Khi thấy bà chủ bún Nguyễn Bính Rất tâm huyết với các sản phẩm truyền thống thì Shark Phú (Chủ tịch HĐQT tập đoàn Sunhouse) cũng đả ngỏ lời cần biết thêm các số liệu tài chính để chứng thực việc đầu tư này là có ‘tương lai’.

Nhưng bà chủ Nguyễn Bính chỉ cho biết hiện tại công ty đang quá tải và cần nhà xưởng. Ngoài việc chia sẻ 1kg gạo sẽ làm được 2kg bún, các số liệu khác như “bún lá, bún ốc đang là 17.500 đồng/ký, bún bình thường 11.000 đồng/ký là giá xuất xưởng, bán online đến tận nhà là 25.000 đồng/ký”. Còn lại bà quyết định không nói ra với các nhà đầu tư.

Một lần nữa, thông qua trường hợp của bà chủ Nguyễn Bính, chúng ta có thể thấy được doanh nghiệp vẫn mang tư tưởng của những hộ sản xuất gia đình truyền thống, đó là giấu nghề. Hãy xem một trích đoạn hội thoại giữa bà Nguyễn Bính và Shark Phú dưới đây:

– Shark Phú: “Nếu tôi đầu tư thì công suất nhà máy sẽ là bao nhiêu?”

– Bà Bính: “Mình là công ty sản xuất gia đình nên cũng không tính tổng lượng hàng ra 1 ngày là bao nhiêu.”

– Shark Phú: “Nhà xưởng quy mô 350m2, để đầu tư máy móc hết bao nhiêu? 1 ngày chị làm ra bao nhiêu cân?”

– Bà Bính: “Ra cỡ… Thôi, nói chung tôi đang làm quá tải.”

– Shark Phú: “Nói khoảng thôi, vì tôi cần tính…”

– Bà Bính: “Không nói khoảng… Không nói.”

Không minh bạch trong việc kê khai các số liệu chính là sai lầm khiến các Shark từ chối đầu tư
Không minh bạch trong việc kê khai các số liệu chính là sai lầm khiến các Shark từ chối đầu tư

Đoạn hội thoại rơi vào ngõ cụt, trước lượng thông tin ‘nhỏ giọt’ này, Shark Hưng cũng phải ngán ngẩm bình luận: “Chị không nói tức là có gì mờ ám”. Shark Hưng nhanh chóng từ chối, không thể đầu tư vì cho rằng không có căn cứ nào chứng minh Bún Nguyễn Bính có thể chiếm 50% thị phần tại TP. HCM sau 6 tháng.

Và Shark Phú là vị Shark duy nhất rất quan tâm và cố gắng kiên nhẫn gặng hỏi các thông số nhưng đến cuối cùng ông cũng phải buông câu: “Rất tiếc, mặc dù tôi rất thích”. Các Shark Việt Nam cho rằng nhà đầu tư cần biết sẽ hoàn vốn và mức cổ tức thế nào, nhưng startup lại không chịu kê khai được các số liệu minh bạch. Không minh bạch chính là lý do khiến các nhà đầu tư phải quyết định lắc đầu.

4. Chủ doanh nghiệp cần có tư duy “mở” hơn:

Khác với các Shark còn lại, Shark Linh (Giám Đốc Chiến Lược & Vận Hành Quỹ Đầu Tư VinaCapital) chia sẻ lý do không đầu tư đến từ yếu tố con người. Shark Linh nhận thấy phong cách của bà chủ Bún Nguyễn Bính sẽ rất khó hợp tác với các nhà đầu tư, kết thúc thương vụ Shark Linh cũng nói thêm: “Công ty này có lời hay không Linh cũng không đầu tư”.

Theo như các Shark nhận định thì bà chủ bún Nguyễn Bính có nhiệt huyết, giỏi kĩ thuật nhưng phù hợp với vị trí giám đốc kĩ thuật hơn. Còn với vị trí một CEO chuyên nghiệp để có thể giúp điều hành công ty phát triển nhanh và mạnh thì bà Bính vẫn chưa đủ tầm. Chưa kể, qua cách bộc lộ cảm xúc cũng cho thấy tính của bà Bính quá nóng lại muốn kiểm soát mọi thứ nên việc chịu để một CEO khác giúp điều hành công ty cũng là điều bất khả thi.

Chính vì vậy mà bà Lê Hạnh – CEO TVHub cũng đã khẳng định mô hình và cá tính của bà chủ Nguyễn Bính chưa chắc phù hợp với việc gọi vốn đầu tư mà làm ở quy mô gia đình có thể sẽ tốt hơn. Bà Hạnh cũng chia sẻ thêm: “Họ có điểm năng động tháo vát gần gũi với thị trường nhưng cũng còn hạn chế về cách quản trị minh bạch cũng như kiến thức tài chính đầu tư nếu muốn mở rộng quy mô. Chỉ cần 10% số trong số 4,6 triệu hộ kinh doanh cá thể của Việt Nam thay đổi tư duy cách làm biết hợp tác với các nhà đầu tư tài chính thì hiệu quả cho nền kinh tế biết bao nhiêu.”

Hiện nay, trên thị trường Việt Nam có rất nhiều thương nhân làm ăn rất giỏi, rất tháo vát, rất quyết liệt, như bà chủ Nguyễn Bính là một ví dụ rất đáng nể phục. Tuy nhiên, phần đông các thương nhân tự học từ trường đời là chính nên họ sẽ không được đào tạo bài bản về tài chính, về đầu tư. Nên qua ví dụ điển hình này cũng phần nào phản ánh thực trạng của startup, nhất là các chủ doanh nghiệp xuất phát từ kinh doanh hộ cá nhân, cần nên có sự đầu tư và trang bị bài bản hơn về kiến thức tài chính và chịu thay đổi tư duy “mở” thì cơ hội thành công mới càng cao.

Dùng thử miễn phí Phần mềm quản lý bán hàng Suno.vn giúp quản lý mọi mặt của cửa hàng một cách Siêu đơn giản, Siêu hiệu quả

Từ khóa:

Bài Trước

Bài Tiếp Theo

Câu chuyện thành công:

Looking for 

Retirement Advice?

FREE

Tải MIỄN PHÍ ebook cẩm nang

quản lý kho, hàng hoá hiệu quả