Trong Từng bước lên kế hoạch kinh doanh cho quán cà phê (Phần I), SUNO.vn đã hướng dẫn các bạn cách chuẩn bị những bước đầu tiên trước khi mở một quán cà phê. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục đi vào các bước tiếp theo nhé!
II. Chuẩn bị sẵn sàng cho quán
Tìm địa điểm mở quán
Địa điểm mở quán rất quan trọng, có thể quyết định sự thành bại của quán cà phê. Chủ cửa hàng nên khảo sát nhiều mặt bằng khác nhau, chọn một địa điểm phù hợp nhất với nhu cầu và ngân sách của bạn. Địa điểm đó cũng phải thuận tiện cho khách hàng mà bạn nhắm đến.
Bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Nếu mặt bằng bạn định thuê TỪNG là một quán cà phê thì sẽ có lợi cho bạn rất nhiều. Bởi vì bạn không phải tốn nhiều thời gian và chi phí để biến nơi đó thành một quán cà phê. Tuy nhiên, bạn phải tìm hiểu xem vì sao quán cà phê đó lại thất bại để tránh lặp lại sai lầm.
- Khi chọn mặt bằng mở quán, hãy khảo sát xem nơi đó có nhiều người qua lại hay không, mật độ người qua đường thay đổi như thế nào tại mỗi thời điểm khác nhau trong ngày. Đồng ý là khách hàng sẽ tự mình tìm đến những quán cà phê “ngon, đẹp” để uống. Nhưng nếu quán của bạn nằm ở địa điểm thuận lợi, nhiều người qua lại thì cơ hội thành công sẽ cao hơn.
Điều chỉnh nội thất, trang trí lại quán
Dù mặt bằng bạn chọn từng là một quán cà phê bạn cũng cần phải điều chỉnh và trang trí lại quán sao cho phù hợp với thương hiệu và định hướng của mình. Ngoài ra, bạn phải luôn chú trọng đến ngân sách, tránh “vung tay quá trán” khi tu bổ lại quán.
- Ngoài việc trang trí cửa hàng cho thật đẹp, phải chú ý thiết kế, sắp xếp khu vực pha chế làm sao để thuận lợi nhất cho nhân viên khi di chuyển và làm việc.
- Bạn muốn quán cà phê của mình thật thoải mái để mọi người có thể nán lại. Nhưng đừng quên ưu tiên và tạo điều kiện thuận lợi cho những “khách hàng mang về”. Bởi vì những khách hàng này có thể giúp bạn tiết kiệm được một phần chi phí phục vụ.
Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị cho quán
Sau khi xong xuôi phần nội thất, trang trí chúng ta lại tiếp tục chuẩn bị dụng cụ và trang thiết bị cho quán cà phê của mình.
Bàn, ghế, quầy thu ngân, ly tách, máy pha cà phê, camera, máy in hóa đơn, phần mềm quản lý quán cà phê… tùy vào nhu cầu, quy mô của quán mà bạn có thể lựa cho cho mình những trang thiết bị và dụng cụ thích hợp nhất.
Lên menu cho quán
Quán đẹp, không khí thoải mái nhưng menu quá “nghèo nàn” thì liệu khách có thường xuyên lui tới quán của bạn?
“Nghèo nàn” ở đây không phải là ít món. Menu quán cà phê không cần phải có quá nhiều đồ ăn thức uống. Bạn chỉ cần một danh sách vừa đủ nhưng trông phải thật “hấp dẫn và quyến rũ”.
Dù bạn định đưa món nào vào menu, bạn phải hiểu thật rõ món đó. Ví dụ bán cà phê thì bạn phải biết được cà phê của mình thuộc dòng cà phê nào, nguồn gốc xuất xứ ra sao, hương vị có gì khác biệt so với loại khác… nếu không hiểu rõ thì bạn phải tìm hiểu trước khi đưa vào thực đơn.
Tìm và xây dựng quan hệ với nhà cung cấp
Muốn quán cà phê hoạt động tốt, bạn phải có một nguồn nguyên liệu, nước đóng chai… ổn định, giá cả hợp lý, chất lượng đáng tin cậy. Để đạt được điều này bạn phải tìm kiếm và xây dựng mối quan hệ với những nhà cung cấp có uy tín trên thị trưòng. Tránh nhập hàng từ những nguồn không đáng tin, không rõ nguồn gốc xuất xứ để bảo vệ lợi ích lâu dài cho khách hàng cũng như bảo vệ uy tín cho quán cà phê của bạn.
Đến đây quán cà phê của bạn đã sẵn sàng, tuy nhiên vẫn còn vài việc cuối cùng bạn cần phải làm để chuẩn bị cho ngày khai trương. Đón đọc phần sau nhé!