‘Mẹ bỉm sữa’ rầm rộ bán hàng handmade online

Thu Hiền, chủ shop Ant-House khởi nghiệp kinh doanh đồ handmade từ sở thích may vá. Ban đầu, cô làm vài chiếc cặp nơ, gối đa năng tặng người thân, bạn bè nhưng được giới thiệu nhiều nên thử buôn bán. Đến khi mang bầu, do muốn dành thời gian cho con và theo đuổi đam mê, Hiền quyết định nghỉ hẳn ở nhà, mở shop đồ thủ công online.

Chỉ với 2 triệu đồng khởi nghiệp năm 2013, sau 3 năm, tổng doanh thu của shop mỗi tháng lên tới chục triệu đồng. Thay vì bán nhiều loại sản phẩm như trước, giờ Hiền chỉ tập trung vào những món đồ thủ công dành cho trẻ em như cặp, nơ đan móc, gối đa năng dành cho trẻ sơ sinh… “Từ ngày sinh con, tôi hiểu sở thích trẻ em nên muốn gắn bó với các mặt hàng dành tặng các bạn nhỏ”, Hiền chia sẻ.

1_199120

 

Bà mẹ một con cho biết cô chỉ quảng cáo trên trang cá nhân và các hội mua bán của Facebook. Nhờ thường xuyên cập nhật xu hướng mới cũng như sự thay đổi thị hiếu của khách hàng nên các sản phẩm của shop được nhiều mẹ giới thiệu cho nhau. Trung bình mỗi ngày, cô nhận 15-10 đơn hàng. Với mỗi sản phẩm có giá dao động từ 50.000 đồng đến 500.000 đồng, cửa hàng có thể thu được trung bình 4-10 triệu mỗi tháng, một con số không nhỏ đối với cửa hàng online. Thậm chí những vụ cao điểm như sản phẩm áo dài đôi cho mẹ con dịp Tết Nguyên đán, Hiền không kịp trả lời inbox đặt hàng của khách. “Mỗi ngày, tôi nhận được hàng trăm tin nhắn Facebook của khách hàng. Do chỉ có một mình lại chăm con nhỏ nên lắm lúc không kịp xoay sở”, chủ shop Ant-House cho biết thêm.

Chưa kinh doanh lâu như Hiền, nhưng Thu Phương ở quận Từ Liêm, Hà Nội cũng thu được khoản tiền không nhỏ nhờ nghề tay trái. Tranh thủ nhận làm cá ngựa nhồi bông theo đặt hàng của khách khi rảnh, mỗi tháng cô kiếm được 2-4 triệu đồng. “Bên cạnh công việc văn phòng, tôi và em gái cùng nhau may cá ngựa nhồi bông cho trẻ nhỏ. Ngoài việc trang trí cá ngựa theo sở thích của của khách hàng, tôi còn thêu tên bé lên từng sản phẩm. Vì sản xuất nhỏ lẻ, nên chúng tôi hạn chế chỉ nhận 3-5 đơn mỗi ngày để phục vụ khách hàng tốt nhất”, Phương kể.

20150804105021-so-sinh

 

Để tạo sự khác biệt, độc đáo cho sản phẩm, Phương rất chú ý tới chất liệu làm cá ngựa bông. Cô thường tìm những khu phố, cửa hàng chuyên nguyên vật liệu làm đồ handmade như vải bạt, vải da (phố Hà Trung), vải thô các loại (chợ Hôm, phố Cửa Đông), màu vẽ, bút vẽ (các cửa hàng gần trường Đại học Kiến trúc, Mỹ thuật Công nghiệp)… Tuy mua ở những nơi này giá thành sẽ cao hơn nhưng theo Phương đầu tư nguyên liệu tốt là cách tạo thương hiệu riêng cho shop online vì hiện có quá nhiều shop trực tuyến.

Tuy nhiên, do vừa chăm con nhỏ vừa kinh doanh, nên các bà mẹ bỉm sữa này cũng gặp khó khăn. Chủ shop Ant-House chia sẻ khi quá đông, chưa kịp trả lời khách, cô rối tung không biết nên xử lý thế nào vì chưa qua trường lớp hay có kinh nghiệm kinh doanh trước đó. Ngoài ra, kinh doanh đồ handmade độc đáo ở điểm phục vụ sở thích của từng khách hàng nên người làm phải rất tỉ mỉ. “Nhiều sản phẩm tôi ngồi kỳ công làm mấy buổi nhưng khách hàng vẫn không chấp nhận vì cho rằng không đúng yêu cầu như họ mong muốn, đành phải hủy, lỗ cả công sức lẫn tiền bạc”, Hiền kể.

Với Phương, điểm khó nhất lại là chưa biết khai thác hiệu quả mạng xã hội. Các hình ảnh cô chụp thường bị chê xấu hơn sản phẩm thực tế ở ngoài nên không bắt mắt người mua online. Bên cạnh đó, do là dân kinh tế nên khả năng ngôn ngữ, miêu tả qua từng status cũng không nuột nà. Trong tương lai, Phương quyết tâm nghiên cứu kỹ thói quen người dùng khi truy cập facebook để có được chiến lược tiếp cận khách hàng tốt nhất.

Khảo sát công bố cuối năm 2014 của G/O Digital -doanh nghiệp chuyên về marketing, thương hiệu của Mỹ cho thấy, mỗi dòng status có hình ảnh tăng tính tương tác thêm 39%; sử dụng biểu tượng cảm xúc tăng lượng bình luận đến 33%. Ngoài ra giờ post bài hiệu quả nhất là từ 8-9h; 11h-12h; 16h-17h và 21h-23h.

 

Theo Vnexpress

Bài Trước

Bài Tiếp Theo

Khởi nghiệp:

Looking for 

Retirement Advice?

FREE

Tải MIỄN PHÍ ebook cẩm nang

quản lý kho, hàng hoá hiệu quả