Lợi ích khi lựa chọn đúng phần mềm quản lý bán hàng

Dùng phần mềm quản lý bán hàng mang lại rất nhiều lợi ích cho cửa hàng. Có thể liệt kê nhanh ra đây một số lợi ích phần mềm quản lý bán hàng như:

  • Tính tiền, bán hàng nhanh. Chưa tới 1 giây là phần mềm đã tìm được hàng hoá. Tránh sai sót, gian lận.
  • Khách hàng không phải đợi chờ khi thanh toán. Nhân viên bán hàng không bị nhầm lẫn mã hàng, giá cả các mặt hàng tương đồng. Xây dựng hình ảnh cửa hàng chuyên nghiệp trong mắt khách hàng
  • Quản lý hàng hoá tồn kho nhanh, chính xác
  • Tính toán doanh thu, chi phí, lợi nhuận nhanh chóng, tiết kiệm chi phí và thời gian vận hành, quản lý cửa hàng.
Suno.vn - lợi ích phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất mang lại
Các lợi ích phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất mang lại cho cửa hàng

Phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất? Đánh giá theo tiêu chí nào.

Theo quan điểm của chúng tôi, không có phần mềm tốt nhất cho mọi cửa hàng. Phần mềm tốt nhất là phần mềm phù hợp với hoạt động của cửa hàng của bạn. Ngoài danh sách các tính năng cần thiết cho cửa hàng, thì cũng có những tiêu chí mà bạn cần xem xét như:

  • Dùng được: phần mềm là công cụ, tức là tự nó không thể hoạt động, mà phải có người dùng thao tác trên đó. Nên nếu phần mềm khó dùng, bất tiện, khiến nhân viên của bạn ko thao tác, hoặc thao tác ko đầy đủ trên đó, thì nó sẽ không mang lại hiệu quả cao nhất.
  • Chính xác: phần mềm quản lý mà cung cấp số liệu không chính xác, không tin cậy được thì chỉ có … vứt.
  • Nhanh, Ổn định: phần mềm quản lý như trợ lý cung cấp thông tin. Chủ có vui được với một đứa rề rà, lúc vui lúc buồn được không :). Ổn định ở đây còn bao gồm không phát sinh các rủi ro tài chính tiềm ẩn như: phí bảo trì, phí cập nhật, giá thay đổi …

Các loại phần mềm quản lý bán hàng phổ biến trên thị trường

  • Thế hệ 1: là các phần mềm POS tích hợp sẵn trên các máy POS bán hàng. Các máy tính tiền thế hệ đầu thường cồng kềnh và khó sử dụng. Nhân viên phải học thuộc từng mã hàng mới tính tiền được. Một số máy pos thế hệ mới có bề ngoài đẹp hơn, hỗ trợ màn hình cảm ứng, nhưng cách tích hợp phần mềm vẫn như cũ. Thêm nữa chi phí đầu tư ban đầu cao, nên các cửa hàng có khuynh hướng mua phần mềm chạy trên máy tính thông thường, để tận dụng máy tính cho nhiều công việc hơn.
  • Thế hệ 2: là phần mềm POS hoặc phần mềm quản lý bán hàng bằng excel, quản lý bán hàng bằng access. Các phần mềm này nhẹ, phù hợp với cửa hàng có rất ít mặt hàng và lượng giao dịch hàng ngày không cao. Khi dùng một thời gian, dữ liệu nhiều lên thì phần mềm sẽ chạy chậm đi.
  • Thế hệ 3: Phần mềm cài đặt – được sử dụng phổ biến 5-7 năm gần đây. Phần mềm thường chỉ cài đặt được trên máy tính sử dụng windows, có dùng hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL (thông thường là MS SQL). Đại diện tiêu biểu của thế hệ này là misa, tiger crm (thiên về quản trị khách hàng nhiều hơn). Một số phần mềm quản lý bán hàng thế hệ 3 cũng đổi lai với thế thệ 4 như viettel.

Một số công ty cung cấp phần mềm quản lý bán hàng miễn phí, theo hình thức giới hạn số lượng mặt hàng, hoặc dung lượng sử dụng. Khi chủ tiệm muốn dùng trên mức này thì cần trả phí.

  • Thế hệ 4: Phần mềm quản lý bán hàng online (trực tuyến), chạy trên nền web, có giao diện tinh tế, được cung cấp bởi các đơn vị uy tín trên thị trường. Các phần mềm này không cần cài đặt mà chỉ cần sử dụng luôn trình duyệt web để đăng nhập và sử dụng. Các đại điện cho thế hệ này có thể kể đến:  phần mềm quản lý bán hàng Suno.vn, phần mềm bán hàng sapo, phần mềm kiotviet

Các phần mềm thế hệ 4 thường được cung cấp như là một dịch vụ (SaaS), tính phí theo tháng, giá rẻ, cách hỗ trợ, chăm sóc khách hàng cũng được chú trọng, chuyên nghiệp hơn so với các đơn vị cung cấp phần mềm truyền thống. Chủ các cửa hàng cũng có thể đăng kí dùng thử MIỄN PHÍ các phần mềm này trước khi quyết định sử dụng chính thức, nên gặp ít rủi ro hơn.

Một điểm mạnh nữa của các phần mềm thế hệ 4 là nó có thể hoạt động được trên iphone, ipad (các thiết bị chạy trên iOS), hoặc cho các điện thoại, máy tính bảng chạy android, nên chủ shop có thể quản lý cửa hàng từ xa.

Một số phần mềm quản lý bán hàng thế hệ 4 còn quản lý được việc bán hàng đa kênh, tức là tích hợp được với các kênh bán hàng phi truyền thống khác như: bán hàng trên website, facebook … Giúp chủ shop dễ dàng quản lý công việc kinh doanh của mình khi mở rộng

bán hàng đa kênhNhững module tính năng chính của một phần mềm quản lý bán hàng

Phần mềm quản lý cửa hàng cần quản lý được các mục sau:

  • Quản lý hàng hoá, hỗ trợ quản lý bằng mã vạch là một bắt buộc
  • Quản lý bán hàng, quản lý được các chương trình khuyến mãi thúc đẩy bán hàng.
  • Quản lý kho hàng (nhập, xuất tồn, kho)
  • Quản lý thu, chi, tiền bạc ra vào cửa hàng
  • Quản lý công nợ
  • Quản lý khách hàng: Quản lý chi tiết thông tin khách hàng, hàng hoá đã mua, tích điểm, để tăng độ trung thành của khách hàng với shop. Buôn bán ngày càng khó khăn hơn, cửa hàng nào giữ được khách hàng, kéo được cách trở lại mua hàng tại cửa hàng của mình thì tràn đầy cơ hội tồn tại và phát triển
  • Hệ thống các báo cáo – càng thông minh càng dễ chịu.

Các loại hình bán lẻ phù hợp: siêu thị mini, vật liệu xây dựng, thuốc tân dược, ngành thuốc tây, tạp hoá, mỹ phẩm, quán ăn, quán cafe, dành cho nhà hàng, cửa hàng bán máy tính

Một số loại hình phân phối, các doanh nghiệp nhỏ cũng có thể sử dụng các phần mềm quản lý bán hàng trong tổ chức của mình.

Ghi chú: một số công ty còn gọi hay giới thiệu phần mềm quản lý bán hàng của mình là:  “giải pháp”,  “công cụ”, “tiện ích”, hoặc “hệ thống” quản lý bán hàng.

Trong bài này, chúng tôi chia sẽ một số thông tin chung về phần mềm quản lý bán hàng, và một số phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất trên thị trường hiện nay.

Chúc quí khách lựa chọn được phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất cho mình, và ngày càng buôn may bán đắt.

Từ khóa:

Bài Trước

Bài Tiếp Theo

Khởi nghiệp:

Looking for 

Retirement Advice?

FREE

Tải MIỄN PHÍ ebook cẩm nang

quản lý kho, hàng hoá hiệu quả