Kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh đồ lót nữ


Đồ lót là mặt hàng tiêu dùng không thể thiếu đối với mọi người. Đặc biệt, với chị em phụ nữ, nội y không chỉ đơn thuần là “đồ lót” mà còn là một mặt hàng thời trang, nên họ quan tâm từ kiểu dáng đến chất liệu và tính thiết thực. Kinh doanh đồ lót cũng là một ngành nghề tiềm năng trong thời điểm hiện tại, bởi thời trang chưa bao giờ hết “Hot”, nhất là khi điều kiện sống ngày càng được cải thiện.

Để cửa hàng kinh doanh đồ lót của bạn thành công bạn cần có một số hiểu biết nhất định về ngành hàng này kèm theo kinh nghiệm chung của một ngành bán lẻ thông thường khác. Dưới đây là những kinh nghiệm kinh doanh đồ lót nữ bạn có thể tham khảo.

Có hiểu biết về ngành hàng đồ lót

Trước khi kinh doanh đồ lót bạn cần phải trang bị cho mình một vốn kiến thức về ngành. Đồ lót cũng đa dạng như các mặt hàng thời trang khác. Bạn phải hiểu rõ về các thuộc tính của hàng hóa chẳng hạn như Size, kiểu dáng, chủng loại, chất liệu may và độ tuổi phù hợp…

Bạn nên tìm hiểu thêm về các thương hiệu đồ lót. Thương hiệu nào đi với những dòng sản phẩm nào? Thương hiệu nào cao cấp, thương hiệu nào bình dân?… Hiện tại ở thị trường Việt Nam có các thương hiệu đồ lót nỗi tiếng như ELLE, AnneBra, Triumph, Vera, Bon Bon, Rocci…

Vì đây là một mặt hàng khá nhạy cảm, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe chị em, cho nên ngoài việc hiểu biết về thuộc tính đồ lót, bạn còn cần phải biết cách phân biệt hàng giả, thật, hàng kém chất lượng để có thể tư vấn tốt nhất cho khách hàng của mình.

Thị trường và phân khúc khách hàng

Kinh doanh gì thì cũng cần lựa chọn một phân khúc khách hàng phù hợp. Sau khi đã trang bị cho mình những kiến thức đầy đủ về đồ lót, bạn cần xác định nhóm khách hàng nào mình sẽ phục vụ.

Như đã đề cập ở trên, đồ lót là sản phẩm đa dạng cả về giá cả lẫn mẫu mã. Bạn cần phải quyết định xem mình sẽ bán hàng cho ai: khách hàng thu nhập thấp, trung bình hay là cao, bán cho khách hàng tuổi teen, trung niên hay cao tuổi… Từ đó mới chọn ra sản phẩm phù hợp với nhóm khách hàng đó để kinh doanh.

kinh doanh đồ lót nên lựa chọn phân khúc khách hàng nào?

Việc lựa chọn phân khúc khách hàng cũng tác động ảnh hưởng qua lại với kênh bán hàng mà bạn đang có hoặc dự định mở. Chẵn hạn, nếu bạn mở cửa hàng, định bán hàng ở tầm trung, nhưng sau khi dạo vài vòng quanh phố để tìm hiểu thì thấy các cửa hàng nhắm đến phân khúc này quá nhiều rồi thì cần xem xét lại.

Việc khảo sát thực địa cũng cho bạn nhiều thông tin hơn về các đối thủ tiềm tàng, ngách nào còn bỏ trống, các mặt hàng được ưa chuộng, và khả năng chi tiêu của khu vực, qua đó giúp bạn đề ra chiến lược và chiến thuật phù hợp cho hàng hóa, giá cả, và cách thức bán hàng của mình.

Lựa chọn nguồn hàng

Khi kinh doanh đồ lót, nguồn hàng đóng vai trò rất quan trọng

Đây có lẽ là vấn đề nhiều người quan tâm nhất khi mở cửa hàng kinh doanh đồ lót. Nguồn hàng là yếu tố cực kỳ quan trọng với bất kỳ cửa hàng nào, và với shop kinh doanh nội y thì việc này còn quan trọng  đặc biệt vì đây là một mặt hàng khá nhạy cảm, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe chị em.

Có thể nhập hàng từ các xưởng sản xuất gia công cho các thương hiệu nổi tiếng, từ các nhà phân phối sản phẩm, kinh doanh đồ lót xuất khẩu uy tín hoặc bạn cũng có thể lấy hàng từ các chợ đầu mối…

Lưu ý rằng nếu lấy hàng từ chợ đầu mối bạn cần cẩn thận và tìm hiểu thật kĩ bởi vì ở đây thường trà trộn nhiều loại mặt hàng khác nhau trong đó có những mặt hàng xuất xứ Trung Quốc – những mặt hàng không được chị em ưa chuộng.

Dù bạn chọn nguồn nào để lấy hàng, SUNO.vn khuyên bạn nên tránh nhập hàng từ những nguồn không đáng tin, hàng hóa kém chất lượng và không an toàn. Nhập hàng từ một nguồn không đảm bảo không những làm ảnh hưởng đến khách hàng mà còn ảnh hưởng xấu đến việc buôn bán của cửa hàng về sau.

Địa điểm mở cửa hàng

Địa điểm kinh doanh đồ lót cũng rất quan trọng

Khi lựa chọn địa điểm mở cửa hàng, nên dựa vào đối tượng khách hàng mà bạn hướng đến để có thể chọn được mặt bằng phù hợp với chi phí hợp lý.

Ai cũng muốn mở cửa hàng ở những nơi có giao thông thuận lợi, nhiều người qua lại, những khu dân cư đông… nhưng khi nghe đến chi phí thì lại lắc đầu bỏ đi.

Lưu ý nhỏ: không nhất thiết cửa hàng của bạn phải ở mặt tiền đường rộng lớn hoặc các trung tâm thương mại sầm uất, nhưng cần làm sao để khách “dễ tiếp cận”, chẵn hạn có chổ để xe dễ hoặc có nhân viên bảo vệ trông dắt xe.  Cũng do đặc thù “nhạy cảm” của mặt hàng này, cửa hàng nên có các góc kín đáo để khách tiện trao đổi hay nghe tư vấn về một mặt hàng này.

Chuẩn bị vốn

Các khoản chi phí bạn cần chuẩn bị bao gồm chi phí thuê mặt bằng, chi phí sửa chữa và trang trí cửa hàng, chi phí trang thiết bị như móc treo, ma nơ canh, tủ, kệ, chi phí nhập hàng ban đầu (Chi phí nhập hàng còn phụ thuộc vào mặt hàng bạn chọn để kinh doanh)…

Tốt hơn cả là hãy lấy giấy bút hoặc mở một file excel lên, liệt kê các chi phí thuộc các hạng mục khác nhau cần thiết cho việc mở và vận hành cửa hàng, đánh dấu các chi phí bắt buộc, và các chi phí “chưa thật cấp thiết” để cuối cùng bạn có bức tranh tổng quan về số vốn mình cần để vận hành cửa hàng.

Liệt kê chi tiết các chi phí ra file excel giúp bạn hoạch định vốn tốt hơn

Lưu ý khi chuẩn bị vốn cho lần đầu mở cửa hàng, bạn nên có một khoảng chi phí dự phòng cho 3 – 6 tháng đầu, tránh bị động bởi tình trạng thiếu hụt vốn.

Quản lý cửa hàng

sử dụng phần mềm quản lý bán hàng cho shop nội y

Khi cửa hàng bắt đầu đi vào hoạt động, bạn cần xây dựng quy định, quy trình quản lý cửa hàng, từ nhân viên, hàng hóa cho đến khách hàng. Nên bắt đầu việc này từ những ngày đầu để tránh phải “dọn rác” về sau.

Bạn có thể xem xét sử dụng một phần mềm quản lý bán hàng để tiết kiệm thời gian và chi phí vận hành, giúp cho việc quản lý cửa hàng hiệu quả, nhẹ nhàng hơn.

Lên kế hoạch quảng cáo cửa hàng

Bản chất của bán hàng tại cửa hàng là hình thức bán hàng thụ động. Tuy nhiên, trong thời buổi @ ngày này, bạn có thể nhờ vào mạng xã hội, website, để thay đổi từ bán thụ động sang chủ động hơn.

Giờ đây có rất nhiều cách để bạn giới thiệu cửa hàng của mình đến mọi người. Cửa hàng của bạn cần có một chiến lược marketing hiệu quả để phát triển hiệu qủa.

Chẳng hạn như, bạn có thể quảng cáo và nhờ bạn bè, người thân chia sẻ trên các trang mạng xã hội (Facebook, Zalo, Instargram…), phát tờ rơi hoặc thuê người chạy quảng cáo trên Google, Facebook… Bạn cũng nên mở một trang bán hàng online để tiếp cận được thêm nhiều khách hàng hơn.

Đăng ký kinh doanh, các thủ tục pháp lý

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng – Hoàn tất các thủ tục pháp lý! Thủ tục đăng ký kinh doanh phụ thuộc vào quy mô của cửa hàng. Nếu là cửa hàng nhỏ, bạn có thể đăng ký hộ kinh doanh cá thể tại Quận/Huyện nơi bạn mở cửa hàng. Nếu quy mô lớn, bạn cần xin phép mở công ty tại Sở kế hoạch và đầu tư. Về thủ tục đăng ký và các khoản thuế cần phải nộp, các nhân viên thuế sẽ tư vấn chi tiết cho bạn về các khoản phải nộp.

Một mẹo nhỏ cho các chủ shop mới mở là các bạn có thể hỏi kinh nghiệm của các shop lân cận. Họ sẽ chỉ cho bạn cần gặp ai – để làm gì.

Chúc các shop buôn may bán đắt!

————————————————-

SUNO.vn – phần mềm quản lý bán hàng SIÊU ĐƠN GIẢN, ai cũng dùng được kể cả người không rành máy tính!

Dùng thử MIỄN PHÍ

Từ khóa:

Bài Trước

Bài Tiếp Theo

Kinh nghiệm mở cửa hàng:

Looking for 

Retirement Advice?

FREE

Tải MIỄN PHÍ ebook cẩm nang

quản lý kho, hàng hoá hiệu quả