Một kế hoạch kinh doanh đặc biệt hữu ích cho những người mới bắt tay vào kinh doanh, đặc biệt trong ngành công nghiệp thực phẩm/ nhà hàng. Bằng cách lập một kế hoạch kinh doanh nhà hàng thật chi tiết, bạn hoàn toàn có thể khái quát được tất cả những gì cần chuẩn bị, cũng như có được cái nhìn khách quan về tiềm năng phát triển thông qua việc nghiên cứu thị trường, đối thủ.
Dưới đây là những điều bạn cần lưu ý khi lập một kế hoạch kinh doanh nhà hàng.
1.Tổng quan về toàn bộ kế hoạch
Điều đầu tiên bạn cần làm là bắt đầu tổng quan về toàn bộ kế hoạch kinh doanh của mình.
Bạn có thể phân tích dựa trên thế mạnh của bản thân mình, mình có giỏi nấu ăn, mình có ý tưởng sáng tạo nào, mình có thể quản lý nhà hàng với quy mô ra sao.
Nếu có thể bạn nên khái quát càng chi tiết càng tốt, bạn nên tự đặt ra những câu hỏi và giải quyết từng vấn đề một: định hướng nhà hàng bạn sẽ hướng đến đối tượng khách hàng nào, thực đơn sẽ bao gồm những món ăn nào, nguồn nguyên liệu, thực phẩm sẽ lấy ở đâu.
Bạn cần có những ý tưởng cơ bản về tên, địa điểm và định hướng phong cách nhà hàng của bạn là gì?
Việc xác định phong cách kinh doanh sẽ giúp bạn hình dung được nguồn vốn cần đầu tư, nếu có kế hoạch kinh doanh nhà hàng sang trọng thì bạn sẽ cần chuẩn bị nhiều vốn hơn, ngược lại nhà hàng bình dân thì vốn sẽ ít hơn rất nhiều.
2. Phân tích thị trường
Đây được xem là bước quan trọng bạn cần làm rõ nếu muốn có kế hoạch kinh doanh hoàn thiện và chi tiết.
- Xác định đối tượng khách hàng: nhà hàng bạn sẽ phục vụ cho những ai, những người lớn tuổi, nhân viên văn phòng vào giờ ăn trưa, gia đình,….
- Nghiên cứu đối thủ: đầu tiên bạn cần xác định được đối thủ của mình là ai, tìm hiểu càng nhiều càng tốt bao gồm giá cả, cơ sở khách hàng, thời gian phục vụ. Đồng thời bạn cũng cần có sáng kiến trong đầu để làm sao cạnh tranh với họ.
- Phương thức tiếp thị: bạn định sử dụng phương pháp gì để quảng bá cho nhà hàng của mình? Bạn sẽ nhắm đến mục tiêu khách hàng như thế nào? Có thể là một buổi trải nghiệm, dùng thử miễn phí cho khách hàng vào các khung giờ nhất định, điều này không chỉ giúp khách hàng biết đến bạn, tạo sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh mà còn là phương thức tiếp cận khách hàng tiềm năng rất tốt. Điều bạn cần làm là lên kế hoạch chi tiết về hình thức quảng cáo bạn sẽ áp dụng: phát tờ rơi, PR trên truyền hình, báo,….
3. Hoàn tất giấy phép kinh doanh
Để công việc kinh doanh diễn ra trơn tru bạn cũng nên hoàn tất các thủ tục thiết yếu như giấy phép kinh doanh, chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm,… bên cạnh đó bạn cũng nên dành thời gian để tìm hiểu về quy định của địa phương để hoàn tất đầy đủ các giấy tờ cần thiết, tránh những rắc rối sau này.
4. Thuê nhân viên
Dựa vào quy mô kinh doanh nhà hàng đã định hướng, bạn nên cân nhắc đến việc tuyển nhân viên để hoạt động kinh doanh diễn ra tốt hơn.
Bất kì một nhà hàng nào cũng cần có đầu bếp, phục vụ và thu ngân, đây là 3 vị trí cơ bản nhất, không thể thiếu. Để làm tốt điều này bạn cần xác định chi tiết hơn về sản phẩm và dịch vụ nhà hàng mình dành cho đối tượng khách hàng nào.
Bạn cũng nên tổng quan về số giờ làm việc của bản thân mình tại nhà hàng, số nhân viên dự định sẽ thuê.
Cần xác định rõ ràng ai sẽ làm gì, vì nhân viên phục vụ sẽ là trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, nên bạn cần lựa chọn những ứng viên tiềm năng nào mà bạn cảm thấy phù hợp, điều này thật sự có ích cho sự vận hành kinh doanh của bạn sau này.
Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng giúp bạn kiểm soát chặt chẽ nguồn thu chi, nhân viên, chăm sóc khách hàng,…. giúp việc kinh doanh vận hành trơn tru và hiệu quả nhất.
Xem thêm: