Khi mở nhà hàng bạn phải mất rất nhiều thời gian, công sức từ bước chuẩn bị cho đến khai trương chính thức. Dưới đây là 10 bước quan trọng không thể thiếu trong bất kỳ mô hình kinh doanh nhà hàng nào.
1. Chọn mô hình nhà hàng
Bước đầu tiên khi mở nhà hàng là quyết định chọn concept. Bạn đang xem xét mở một nhà hàng cao cấp hay nhà hàng tầm trung? Bạn dự định phục vụ những món ăn nào, chẳng hạn như món Ý, Pháp hay Trung Quốc. Ngoài ra, bạn còn cần xác định những loại đồ uống phù hợp với đặc trưng ẩm thực của nhà hàng.
2. Chọn vị trí nhà hàng
Đối với nghành dịch vụ ăn uống như nhà hàng thì chọn địa điểm kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng. Trước khi chọn địa điểm thuê mặt bằng, hãy cân nhắc cẩn thận các yếu tố như giao thông thuận lợi, khu vực đông người qua lại hay không, số lượng nhà hàng – quán ăn đang có trên khu vực,… Đây là các yếu tố lớn ảnh hưởng đến việc kinh doanh của nhà hàng.
3. Chọn tên nhà hàng
Tên nhà hàng là dấu ấn đầu tiên để khách hàng biết đến bạn. Nó phải thể hiện bản sắc, phong cách của nhà hàng. Tốt nhất nên thể hiện được đặc trưng ẩm thực của quán. Một tiêu chí khác bạn cần quan tâm là khả năng gây chú ý, ấn tượng với nghe. Điều này giúp khách hàng nhớ đến tên nhà hàng nhiều và lâu hơn.
Thông thường, tên nhà hàng sẽ được chọn dựa trên các ý tưởng chính như tạo sự tò mò, thân thiện, ấn tượng dễ chịu, đáp ứng thị hiếu khách hàng,…
4. Lập bản kế hoạch kinh doanh khi mở nhà hàng
Hai lý do quan trọng nhất bạn cần lập bản kế hoạch kinh doanh khi mở nhà hàng vì:
- Nó giúp bạn nhận thấy những tìm năng có thể phát triển trong quá trình hoạt động, cũng như tìm ra các rủi ro tìm ẩn sẽ xảy ra trong tương lai.
- Bản kế hoạch chặt chẽ, mạch lạc là cơ sở quan trọng để “lôi kéo” các nhà đầu tư, đối tác đến với bạn.
5. Xác định nguồn vốn
Vốn là điều kiện tiên quyết cần phải có khi mở nhà hàng. Trước hết, bạn cần xác định số vốn đang có và nguồn vốn có thể huy động được? Nếu nguồn vốn cá nhân không đủ khả năng đáp ứng quy mô kinh doanh thì kêu gọi thêm người góp vốn là lựa chọn tối ưu cho bạn.
Vấn đề quan trọng là bản kế hoạch kinh doanh nhà hàng phải thuyết phục được nhà đầu tư. Ban phải thể hiện được các phương thức, chiến lược kinh doanh sẽ thực hiện và lợi nhuận dự tính thu được.
6. Đăng ký giấy phép
Ngoài giấy phép hoạt động kinh doanh, khi mở nhà hàng bạn cần chuẩn bị thêm nhiều thủ tục, chứng chỉ liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Để đảm bảo tiến độ kinh doanh diễn ra thuận lợi, bạn nên xin giấy phép ít nhất vài tuần, thậm chí vài tháng trước khi khai trương nhà hàng. Vì vậy, ngay khi huy động đủ tài chính cần thiết thì nên bắt đầu chuẩn bị các thủ tục liên quan ngay để tránh những sai sót có thể xảy ra ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh.
7. Thiết kế không gian nhà hàng
Không gian nhà hàng phải đảm bảo cân bằng giữa thẩm mỹ và tính ứng dụng. Phân chia không gian hợp lý, tận dụng tối đa công năng của từng khu vực. Hãy đảm bảo rằng cả thực khách và nhân viên đều cảm thấy thoải mái.
Ngoài ra, chọn đồ nội thất phù hợp và kết hợp ảnh sáng tốt cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến sự hài hòa của tổng thể, tạo nên sự tương đồng, thống nhất cho không gian nhà hàng.
8. Tìm nhà cung cấp nguyên liệu
Liên hệ và tìm nhà cung cấp thực phẩm sạch, uy tín có chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm đảm bảo chất lượng nguyên liệu. Những loại thực phẩm dễ bị hư hỏng phải có quy trình lưu trữ, bảo quản khoa học. Và chắc chắn rằng bạn đã tìm đủ nguồn nguyên liệu cần thiết trước ngày khai trương nhà hàng.
9. Lên menu nhà hàng
Yêu cầu cơ bản nhất khi lập menu khách hàng là phải tạo được sự thu hút thị giác với thực khách. Các dòng mô tả dễ đọc, dễ hiểu có cách bố trí rõ ràng. Hình ảnh minh họa phong phú, sinh động nhưng đảm bảo không gây rối mắt người nhìn. Giá tiền cũng là một yếu tố bạn phải cân nhắc cẩn thẩn. Nên thể hiện một cách khéo léo để thực khách không bị phân tâm vào giá tiền thay vì chú ý vào món ăn.
10. Thuê nhân viên
Tuyển dụng và đào tạo nhân viên ở các bộ phận thiết yếu của nhà hàng như bếp trưởng, phụ bếp, phục vụ, nhân viên pha chế,… Dựa vào quy mô của nhà hàng bạn có thể quyết định tuyển dụng thêm kế toán, quản lý nhà hàng. Nếu quy mô nhà hàng nhỏ và muốn tiết kiệm chi phí, bạn có thể tự quản lý cửa hàng hiệu quả nhờ phần mềm quản lý nhà hàng.
Phần mềm quản lý nhà hàng, quán ăn Suno.vn được thiết kế để quản lý được chuỗi. Chủ không phải thay đổi hệ thống quản lý khi mở thêm chi nhánh cho nhà hàng, quán ăn của mình.
Xem thêm: