Câu chuyện khởi nghiệp – Cửa hàng “Một Giá”

Không cần phải trả giá hay suy tính, khách hàng có thể vào một cửa hàng mua sắm mới mức giá chung bằng nhau đã được niêm yết sẵn.  Cô chủ chuỗi cửa hàng “Một Giá” Đậu Bích Ngọc muốn xóa đi quan niệm “của rẻ là của ôi” ám ảnh tâm lý người mua hàng Việt Nam, Ngọc khai trương cửa hàng bày bán các sản phẩm thời trang giá rẻ mang tên “Một Giá – 50.000 đồng”. Tất cả các sản phẩm bày bán trong cửa hàng từ quần áo, giày dép, mũ kính đến thắt lưng ví da, túi xách .v.v… đều có chung giá 50.000 đồng.

714552

Điểm dễ nhận thấy nhất tại cửa hàng “Một Giá” là thuận mua vừa bán, không có chuyện mặc cả, cò kè bớt một thêm hai. Ngọc tâm sự: “Cứ như có duyên nợ với thời trang vậy, ý tưởng mở cửa hàng kinh doanh thôi thúc tôi ngay cả trong giấc ngủ”. Quan niệm “của rẻ là của ôi” vẫn còn đè nặng tâm lý người Việt Nam, nên khi đưa ra mô hình cửa hàng “Một Giá”, Ngọc cân nhắc rất kỹ từ mẫu mã sản phẩm đến giá cả. Sau khi khảo sát thị trường, phân loại khách hàng, Ngọc quyết lấy mức 50.000 đồng để định giá cho tất cả các sản phẩm của mình và đối tượng tập trung chính vẫn là tầng lớp bình dân học sinh, sinh viên.

Ngọc đem ý tưởng đề xuất với một số hãng thời trang và xí nghiệp may trong nước. Các công ty này đều đồng ý bán sản phẩm cho cô với giá rẻ mà chất lượng, miễn là Ngọc mua với số lượng lớn và ký hợp đồng trong một thời gian dài. Yên tâm với sản phẩm trong nước, Ngọc lại sang Quảng Châu, Trung Quốc để tìm nguồn hàng. Qua những người bạn từng đi lại làm ăn buôn bán, Ngọc bắt được mối hàng. Chuỗi cửa hàng “Một Giá” của Ngọc có thêm nhiều loại hàng hóa gồm kính mắt, ví da, thắt lưng, quần áo, giày dép .v.v… Ngọc cho hay cái khó nhất của người quản lý mô hình kinh doanh này là phải chọn được các sản phẩm đẹp, rẻ, chất lượng tốt.

how-to-earn-money-on-the-side

Bên cạnh đó, cách bài trí cửa hàng cũng phải đẹp, tạo sự thân thiện để khách hàng – những người chỉ cần có 50.000 đồng trong ví cũng đủ tự tin bước vào cửa hàng. Ngày khai trương, Ngọc khấp khởi mừng thầm vì thấy khách hàng ra vào tấp nập. Tưởng rằng đã thành công, nào ngờ, kết quả kinh doanh lại trái với mong đợi. Sau một tháng hoạt động, Ngọc nhận thấy khách vào cửa hàng thì nhiều song mua lại rất ít. “Qua dò hỏi, tôi mới vỡ lẽ, chỉ vì giá các mặt hàng quá rẻ (rẻ tới 3 lần so với các cửa hàng thời trang khác) nên khách hàng sợ mua phải hàng giả. Nguy cơ phá sản thấy rõ”, Ngọc nói. Không chấp nhận thất bại, một mặt Ngọc cho người đi tìm nguồn hàng đẹp và chất lượng, mặt khác, đích thân cô tự bài trí các sản phẩm trong cửa hàng sao cho bắt mắt.

Biết rằng khách hàng rất coi trọng chữ tín, chỉ cần một lần mua phải sản phẩm chất lượng kém là họ có thể bị ác cảm rất lâu. Do vậy, Ngọc thiết lập số điện thoại nóng, quảng bá website cửa hàng nhằm tiếp nhận phản hồi trực tiếp từ khách hàng. Bên cạnh đó, cô còn áp dụng chế độ bảo hành linh hoạt cho các mặt hàng. Tại bất kể cửa hàng “Một Giá” nào, Ngọc cũng áp dụng phương thức, nếu khách hàng phát hiện sản phẩm không tốt, chất lượng không ổn định thì sẽ được đổi và được đền tiền. Ngoài loại hàng có cùng giá 50.000 đồng, tùy theo từng địa bàn, Ngọc còn có thêm khu vực bày bán đồ cao cấp để thu hút khách có khả năng trả nhiều tiền hơn.

Nguồn | Vnexpress


Bạn còn gặp những khó khăn hay điều gì thắc mắc quanh việc kinh doanh của mình? Hãy tham gia giao lưu, chia sẻ với Suno.vn tại đây nhé!

 

Bài Trước

Bài Tiếp Theo

Câu chuyện thành công:

Looking for 

Retirement Advice?

FREE

Tải MIỄN PHÍ ebook cẩm nang

quản lý kho, hàng hoá hiệu quả