Cách quản lý nhân viên từ xa cho chủ cửa hàng

Bạn là chủ một cửa hàng. Bạn rất bận rộn nên không thể trực tiếp đứng trông cửa hàng của mình. Bạn buộc phải thuê nhân viên và quản lý họ từ xa. Nhưng vì nhiều lý do, bạn lại lo ngại khi trao quyền cho nhân viên của mình.

Cách quản lý nhân viên từ xa cho cửa hàng bán lẻ

Trên thực tế, quản lý nhân viên từ xa đang dần thay thế cách quản lý truyền thống và trở thành một xu thế trong kinh doanh hiện đại. Nhưng làm thể nào để có thể yên tâm trao quyền và quản lý nhân viên từ xa một cách hiệu quả?

1. Giao tiếp thường xuyên

Bởi vì bạn không thể trực tiếp có mặt tại cửa hàng cho nên hãy giao tiếp xuyên và giữ liên lạc với nhân viên của mình, đừng để đội ngũ trở thành một con “rắn mất đầu”. Bạn có thể sử dụng email, Facebook chat, Skype… hoặc bất cứ công cụ nào bạn cảm thấy tiện nhất để kết nối với nhân viên, phổ biến công việc và thậm chí là tán gẫu với nhân viên mỗi khi bạn vắng mặt.

Với cách này nhân viên của bạn sẽ cảm thấy “không bị bỏ rơi”, yên tâm hơn khi làm việc và có thể dễ dàng hỏi ý kiến khi có các vấn đề phát sinh trong cửa hàng…

2. Xây dựng quy trình

Nếu muốn nhân viên của mình “tự làm việc” một cách hiệu quả mỗi khi bạn đi vắng bạn hãy đưa ra một quy trình làm việc cho mỗi vị trí trong cửa hàng. Mỗi khi có khách nhân viên bán hàng phải làm trình tự những công việc gì, nhân viên thu ngân làm gì? Không có khách thì phải làm gì? Khi khách hàng phàn nàn thì phải ứng xử như thế nào?…

Quy trình cụ thể giúp nhân viên của bạn tự biết phải làm gì khi không có bạn ở đó. Giúp tiết kiệm thời gian cho cả đôi bên và đảm bảo mọi việc trong cửa hàng diễn ra suôn sẻ hơn.

3. Đặt mục tiêu cho nhân viên

Nhân viên của bạn cần phải biết họ đang làm việc vì điều gì bởi vậy hãy đặt cho họ một mục tiêu để cố gắng. Bạn có thể đặt mục tiêu tháng hoặc tuần cho nhân viên của mình đồng thời thường xuyên kiểm tra và đánh giá hiệu xuất làm việc của nhân viên để nhắc nhở và khen thưởng cho xứng đáng.

4. Thường xuyên theo dõi cửa hàng

Bạn không những phải thường xuyên theo dõi toàn bộ hoạt động bên trong cửa hàng mà còn phải theo dõi tình hình kinh doanh của cửa hàng.

Lắp đặt hệ thống camera trong cửa hàng không những giúp bạn hạn chế trộm cắp mà còn có thể giúp bạn theo dõi hoạt động trong cửa hàng, làm nhân viên phải “e dè” hơn khi muốn gian lận hoặc chây lười công việc…

Trong khi đó, sử dụng một phần mềm quản lý bán hàng online có thể giúp bạn theo dõi tình hình kinh doanh của cửa hàng, quản lý doanh số bán hàng của từng nhân viên, quản lý hàng hóa và nhiều thứ khác dù cho bạn không có mặt tại cửa hàng.

5. Xây dựng mối quan hệ

Là một người quản lý, đừng chỉ biết giao việc cho nhân viên của mình. Ngoài công việc, bạn nên giành thời gian quan tâm tới nhân viên của mình một tí. Bạn có thể tìm cách gần gủi, trò chuyện và tìm hiểu thêm về cuộc sống cá nhân của họ để hiểu rõ họ hơn.

Đối với những nhân viên giỏi, hãy khen thưởng họ cho xứng đáng, tạo động lực để họ cố gắng hơn trong công việc. Về cá nhân bạn, hãy cố gắng trở thành một người sếp “tâm lý” rồi nhân viên của bạn tự nhiên sẽ gắn bó và cố gắng phấn đấu vì doanh nghiệp của bạn.

Từ khóa:

Bài Trước

Bài Tiếp Theo

Khởi nghiệp:

Looking for 

Retirement Advice?

FREE

Tải MIỄN PHÍ ebook cẩm nang

quản lý kho, hàng hoá hiệu quả