Bạn muốn mở một cửa hàng bán lẻ để thực hiện ước mơ kinh doanh nho nhỏ của mình? Điều đó tốt thôi. Nhưng bạn hãy nhớ rằng khởi nghiệp không phải là điều dễ dàng và luôn đi kèm với những rủi ro. Hằng ngày bạn phải lo quản lý nhân viên, tìm kiếm khách hàng và vận hành cửa hàng cho thật tốt… Bên cạnh đó lại tiềm ẩn những “biến cố” có thể kìm kẹp sự phát triển của cửa hàng.
Trên thực tế, đa phần các doanh nghiệp nhỏ thất bại không phải vì ý tưởng kinh doanh kém mà do các chủ cửa hàng không (hoặc không thể) dự trù trước được chi phí vận hành cho cửa hàng. Muốn kinh doanh thành công, trước tiên bạn phải lập cho mình một kế hoạch cụ thể. 4 lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn đảm bảo được vấn đề quản lý tài chính cho cửa hàng trước ngày khai trương.
Bắt đầu với số vốn nhỏ
Kinh doanh là cả một chặng đường dài. Vậy nên, chúng ta không nhất thiết phải cố thực hiện tất cả các mục tiêu của mình vào những ngày đầu. Bạn nên tìm cho mình một mặt bằng nhỏ và ít tốn kém nhất có thể để đề phòng rủi ro xảy ra với mô hình kinh doanh của mình. Nếu ý tưởng hoặc sản phẩm của bạn thật sự tốt thì mặt bằng nhỏ không phải là vấn đề. Ngày cả khi cửa hàng nằm ở trong hẻm, khách hàng cũng sẽ tìm đến mua hàng.
Trong những năm đầu tiên, bạn nên “hạn chế tiêu tiền” đồng thời cố gắng sáng tạo nhiều hơn. Mặt bằng lớn hơn cứ để sau này hẳn tính, bạn hãy nhớ rằng khách mua hàng vì thương hiệu và sản phẩm của bạn chứ không phải mua hàng vì mặt bằng của bạn to và đẹp.
Giải quyết các khoản nợ trước thời hạn
Nếu hóa đơn điện nước của bạn cần phải thanh toán trước ngày 15 thì hãy trả vào ngày 10. Vấn đề này tưởng chừng nhỏ nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng, giúp bạn giữ được chữ “tín” cho doanh nghiệp của mình. Đặc biệt, khi giao dịch với các nhà cung cấp, bạn cần phải duy trì một mối quan hệ bền vững, nhất quán và có lợi cho cả hai bên. Cách tốt để đạt được điều đó là cố gắng thanh toán toán trước hạng
Cảnh giác với các thủ đoạn lừa đảo, gian lận
Đối với những người chân ướt chân ráo bước vào giới kinh doanh, chưa có nhiều kinh nghiệm, bị lừa đảo, gian lận là điều thường tình. Nhà cung cấp nhận tiền không gửi hàng, nhân viên ăn cắp vặt, đối tác gian lận trong hợp đồng… muôn vàn tình huống có thể khiến cửa hàng của bạn mất tiền oan. Bởi vậy, là chủ cửa hàng, bạn nên cẩn thận, đề cao cảnh giác trước mọi tình huống đặc biệt là khi xem xét và ký kết hợp đồng.
Bảo vệ tài sản
Mọi sự thất thoát, mất mát tài sản, dù ít hay nhiều đều mang lại hậu quả không tốt cho cửa hàng. Là một người chủ bạn cần phải kiểm soát được tài sản của cửa bao gồm cả tiền bạc, hàng hóa, trang thiết bị… Công việc đó tưởng chừng phức tạp. Nhưng ngày nay, chỉ với một phần mềm quản lý bán hàng, bạn gần như kiểm soát được toàn bộ mọi thứ trong cửa hàng của mình, từ thu chi cho đến hàng hóa, từ quản lý công nợ cho đến quản lý khách hàng… mọi thứ đều được quản lý dễ dàng bằng phần mềm.
Kinh doanh trong thời gian đầu chắc hẳn ai cũng phải gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên nếu bạn cố gắng và chịu khó học hỏi, SUNO.vn tin chắc rằng sẽ có ngày bạn thành công.