Trong Từng bước xây dựng thương hiệu cho shop bán lẻ (Phần I) chúng ta đã đi qua 5 bước đầu trong “hành trình” xây dựng thương hiệu cho shop bán lẻ. Trong bài viết này, SUNO.vn sẽ tiếp tục hướng dẫn cho các bạn những bước tiếp theo.
Các bước xây dựng thương hiệu cho shop bán lẻ
Cá nhân hóa thương hiệu
Đây là bước giúp bạn tạo nên sự khác biệt so với đối thủ, tạo nên một liên tưởng đặc trưng trong tâm trí khách hàng.
Nhắc đến thế giới di động, bạn sẽ liên tưởng ngay đến một chuỗi cửa hàng được thiết kế với màu vàng là màu chủ đạo (từ đồng phục nhân viên đến nội thất, logo, biển hiệu)
Chủ shop có thể cá nhân hóa thương hiệu bằng cách xây dựng hệ thống giá trị cảm tính (giá trị về mặt cảm xúc, tư duy, tinh thần), tính cách (chân thành, cởi mở, tự nhiên, gần gũi…), hình mẫu (sáng tạo, phá cách, quyến rủ,…) cho thương hiệu của mình.
Xây dựng một hệ thống nhận diện (logo, biển hiệu, thiết kế cửa hàng, danh thiếp, bao bì, website…) đặc trưng cho cửa hàng. Hệ thống nhận diện thương hiệu cho shop bán lẻ nên được xây dựng một cách nhất quán theo cùng một “chủ đề” và chủ đề đó phải nói lên được “bạn là ai?”
Xây dựng cấu trúc thương hiệu
Cấu trúc thương hiệu là một phả hệ, một sơ đồ của các “thương hiệu con”. Cấu trúc thương hiệu giúp doanh nghiệp đưa ra các chiến lược tập trung và đa dạng hóa một cách hiệu quả.
Có nhiều loại cấu trúc thương hiệu, mỗi loại có một đặc tính khác nhau (tìm hiểu thêm qua Google). Việc xây dựng cấu trúc thương hiệu thường chỉ thấy ở các doanh nghiệp vừa và lớn có nhiều thương hiệu con, các chuỗi cửa hàng.
Nếu chỉ kinh doanh nhỏ lẻ, một cửa hàng, bạn có thể bỏ qua bước này và tiến sang bước tiếp theo.
Xây dựng văn hóa cửa hàng
Từ những giá trị cốt lõi chúng ta sẻ xây dựng được một “nền văn hóa riêng” cho doanh nghiệp của mình.
Nhân viên sẽ đón tiếp khách như thế nào? Tiếp đãi hỗ trợ khách hàng ra sao? Nhân viên sẽ làm việc theo quy trình hay tự làm theo ý mình? Nhân viên có thành thực, tự giác, khôn khéo, tự tin, sáng tạo… trong công việc hay không? Môi trường làm việc của cửa hàng như thế nào? Có chế độ khen thưởng gì không? Nhân viên có đồng phục riêng không?… tất cả những điều đó tạo nên một nền văn hóa riêng cho cửa hàng, một hình ảnh đặc trưng, khác biệt trong trong mắt khách hàng.
Xây dựng lời hứa thương hiệu
Ở bước này bạn sẽ đưa ra những lời cam kết, hứa hẹn với khách hàng. Đồng thời bạn phải thực thi lời hứa đó trong suốt quá trình hoạt động, chứ không phải chỉ đưa ra lời hứa suông.
Ví dụ: Nếu bạn đã cam kết với khách sẽ giao hàng trong vòng 8 tiếng, thì có phải dùng đến “tên lửa” bạn cũng phải đưa được sản phẩm đến tay khách trong vòng 8 tiếng kể từ khi khách đặt hàng.
Quảng bá thương hiệu
Bạn đã tạo dựng được một thương hiệu tốt, được nhiều khách hàng yêu thích? Đừng dừng lại ở đó mà hãy tìm cách quảng bá thương hiệu của bạn.
Quảng cáo Facebook, Google, Zalo, phát tờ rơi, tổ chức các sự kiện… sử dụng bất cứ công cụ quảng cáo nào nằm trong khả năng của cửa hàng để thương hiệu của bạn tiếp cận được nhiều khách hàng mục tiêu hơn, phát triển mạnh hơn.