7 kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini

Mở cửa hàng tạp hóa là một trong những lựa chọn phù hợp cho các bạn trẻ muốn khởi sự kinh doanh. Phần vì các mặt hàng ấy dể tìm, dễ bán, phần vì yêu cầu vốn không quá cao, đặc biệt các mẹ vừa có thể ở nhà trông con vừa kinh doanh.

Dưới đây chúng tôi chia sẻ 7 kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa. Để bạn có thể rút ngắn đường đến thành công, tránh các thất thoát không đáng có.kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa - lựa chọn địa điểm phù hợp

1. Lựa chọn địa điểm mở cửa hàng tạp hóa phù hợp

Các cửa hàng tạp hóa thường bán các mặt hàng nhu yếu phẩm nên khách hàng tiềm năng có ở mọi nơi. Tuy vậy, để đầu tư một cửa hàng tạp hóa bài bản, thì lựa chọn điạ điểm phù hợp là một yếu tố quan trọng hàng đầu.

Đa phần các bạn trẻ khi có ý định mở cửa hàng tạp hóa thì đã có sẵn dự định về khu vực sẽ kinh doanh. Thường thì đó là mặt tiền nhà có sẵn. Hoặc một nơi nào đó gần nơi ở hoặc cơ quan làm việc – quen thuộc với sinh hoạt của bạn. Thế nhưng, trước khi rước hàng về tiệm, hoặc sớm hơn là quyết định thuê mặt bằng nào. Thì hãy tiến hành bước tiếp theo: “khảo sát thị trường”

2. Khảo sát thị trường

Sau khi lựa chọn được địa điểm mở cửa hàng hoặc sau khi có dự định mở cửa hàng tại khu vực nào. Bước tiếp theo các bạn nên khảo sát thị trường khu vực lân cận đó. Nội dung khảo sát cần xác định các thông tin sau đây:

  • Khách tiềm năng: mật độ cư dân tại khu vực mở cửa hàng có đông không. Chủ yếu là nhóm cư dân nào (nông dân, công nhân, dân văn phòng, trung lưu … ). Nhu cầu nào của cư dân chưa được đáp ứng tốt.
  • Đối thủ: xung quanh có các cửa hàng tương tự nào. Cửa hàng qui mô lớn hơn. Họ đã làm tốt những gì? Còn khoảng trống nào bạn có thể thâm nhập và làm tốt hơn.

Xem thêm: Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa online

3. Bán tạp hóa lấy hàng ở đâu?

(Kinh nghiệm tìm nguồn hàng tạp hóa uy tín)

nguồn hàng tạp hóa rất đa dạng

Có nhiều nguồn hàng khác nhau. Bạn phải tìm nguồn hàng chuẩn. Vì nếu hàng không chuẩn sẽ bán không được hoặc bị mất khách.

Về hóa mỹ phẩm tiêu dùng nổi tiếng trên thị trường thường là của 2 nhãn hàng P&G và Unillever. Bạn có thể tìm google đại lý, nhà phân phối của 2 nhãn hiện đó tại khu vực của mình.

Một kinh nghiệm hữu ích cho các bạn chuẩn bị mở cửa hàng tạp hóa. Các mặt hàng đồ uống như: coca cola, pepsi nếu lấy từ các đại lý lớn thì có thể giá sẽ mềm hơn khi lấy từ nhà phân phối.

Trước khi mở cửa hàng, bạn cũng nên tham khảo mặt bằng giá tại khu vực mình định mở cửa hàng. Giá bán tại chợ như thế nào, giá bán tại các cửa hàng tương tự ra sao. Nếu mua tại siêu thị thì giá có đắt hơn không? Để biết cách định giá bán cho cửa hàng của mình.

Đó cũng là cách để bạn nhận biết giá đại lý, nhà phân phối chào cho mình đã đủ tốt chưa. Mặt hàng ấy với lãi gộp như thế thì có nên kinh doanh hay không.

“Nguồn hàng tạp hóa là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các chủ shop tương lai, đặc biệt với những người lần đầu kinh doanh chưa có nhiều manh mối”

Chị Lệ, Một chủ tiệm tạp hóa lâu năm chia sẻ: Khi lấy hàng chớ tham khuyến mại, chiết khấu. Đừng quá tin các nhân viên tiếp thị hứa hẹn. Khi cần đẩy hàng, các bạn ý lúc nào cũng hứa chắc như đinh đóng cột. Hàng không bán được sẽ được đổi trả. Nhưng thực tế khi bán chậm thì việc đổi trả rất khó khăn.

Chỉ khi làm quen và biết được đáp ứng của thị trường. Và cũng dần biết được uy tín của nhà phân phối trong vùng, thì mới nên trữ hàng nhiều.

4. Đa dạng mặt hàng tạp hóa kinh doanh

Từ tên gọi cửa hàng tạp hóa, thì chúng ta đã hiểu ngay là cần phải bán đa dạng các mặt hàng. Từ khảo sát thị trường ở trên, bạn có thể ra được danh sách các mặt hàng có thể kinh doanh.

Các mặt hàng thiết yếu như: muối, mắm, đường, bột ngọt, dầu gội, xà phòng giặt … nên có mặt trong danh sách hàng hóa.

Bạn cũng nên phân nhóm đâu là các mặt hàng đóng góp lợi nhuận chủ đạo. Đâu là các mặt hàng kéo khách đến cửa hàng để theo dõi hiệu quả hoạt động.

“Hàng tạp hóa đa phần là hàng nhu yếu phẩm hàng ngày, nên thường lãi không cao, từ 3-7% tùy theo mức độ cạnh tranh của khu vực”

Hàng hóa nên đa dạng. Tuy nhiên lấy những hàng gì và lấy với số lượng bao nhiêu cần phải cân nhắc rất kỹ. Mới bán chỉ nên lấy ít một để tránh bị tồn hàng. Vì người dùng bây giờ họ chọn hàng rất kỹ. Đồ ăn và hóa mỹ phẩm cận date bán rất khó.

Khi cửa hàng đã hoạt động ổn định. Định hình được rõ nhu cầu của khách hàng. Chủ tiệm có thể cân nhắc số lượng nhập hàng đủ số để được chiết khấu của nhà cung cấp.

5. Trưng bày hàng hóa hiệu quả

Với rất nhiều mặt hàng trong một diện tích nhỏ, thì ngoài việc sắp xếp hàng hóa sao cho gọn gàng và đẹp mắt. Chủ cửa hàng cũng nên chú ý đến hành vi của người mua. Các hàng hóa bán chạy nên được bố trí ở khu vực gần để tiện phục vụ. Đặc biệt các mặt hàng khách hay mua vào giờ cao điểm, lúc tan tầm.

Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng ngay từ đầu giúp chủ shop theo dõi được hàng nào bán chạy, hàng nào bán chậm – tồn kho lâu mà không phải tốn nhiều công sức kiểm kê thường xuyên”.

Kệ hàng của tiệm tạp hóa Terenku Food
Kệ hàng của cửa hàng tạp hóa Terenku Food – Một khách hàng của SUNO.vn tại Hungary

6. Mở cửa hàng tạp hóa cần bao nhiêu vốn thì đủ?

Khi mở cửa hàng tạp hóa vừa vừa, diện tích tầm 50 – 60m2. Bạn cần chuẩn bị tiền vốn vào khoảng 300- 400tr. Chủ yếu để trang trải các chi phí chính sau đây:

  • Chi phí mắt bằng: tùy khu vực, sẽ dao động từ 8 – 20tr/tháng. Bạn nên dự trù chi phí thuê 6 tháng, và chi phí đặt cọc ban đầu (khoảng 3 tháng)
  • Chi phí trang thiết bị: kệ hàng, máy tính và phần mềm quản lý cửa hàng
  • Chi phí lấy hàng lần đầu

7. Làm dịch vụ khách hàng như là 1 điểm khác biệt của cửa hàng

đảm bảo tính hiện đại cho cửa hàng bán lẻ

Cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Khách hàng có nhiều lựa chọn hơn về địa điểm mua, về hàng hóa, về giá cả. Dịch vụ khách hàng khác biệt chính là cứu cánh cho các cửa hàng vừa và nhỏ trong việc phát triển và giữ chân khách hàng.

Khi đã có số lượng khách hàng thân quen đủ lớn. Bạn đã có thể yên tâm về cỗ máy sinh lời của mình.

Hi vọng với 7 kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa ở trên, các chủ tiệm tương lại sẽ sớm thành công trong lĩnh vực mình yêu thích.

Chúc các bạn khỏi sự thành công và buôn may bán đắt!


SUNO.vnPhần Mềm Quản Lý Bán hàng Tạp Hóa – SIÊU ĐƠN GIẢN, dễ sử dụng, kể cả với người không rành máy tính!

Từ khóa:

Bài Trước

Bài Tiếp Theo

Khởi nghiệp:

Looking for 

Retirement Advice?

FREE

Tải MIỄN PHÍ ebook cẩm nang

quản lý kho, hàng hoá hiệu quả