Giao tiếp hiệu quả là cực kì quan trọng trong kinh doanh. Đó không chỉ đơn thuần là gửi thông điệp tiếp thị rõ ràng tới khách hàng mà cần đảm bảo xây dựng và duy trì mối quan hệ đó.
Nghệ thuật giao tiếp đỉnh cao là những kỹ năng cần phải có để giúp việc giao tiếp có thể đi đúng như mục đích ban đầu bạn đề ra.
Dưới đây là 7 nguyên tắc đơn giản nhất trong nghệ thuật giao tiếp bạn có thể áp dụng trong kinh doanh.
1. Nguyên tắc 1: Từ bỏ những thói quen xấu
Hãy dành thời gian để xác định những thói quen giao tiếp xấu hằng ngày của bạn và từ bỏ chúng.
Ví dụ: Nếu bạn có thói quen sử dụng điện thoại thường xuyên, nhưng nếu trong khi đồng nghiệp, các thành viên trong nhóm của bạn cần thảo luận, bàn bạc, thay vì tiếp tục sử dụng điện thoại, hãy bỏ nó xuống khi bạn đang giao tiếp với người khác.
2. Nguyên tắc 2: Hãy rõ ràng, đừng đợi người khác đọc tâm trí bạn
Không ai biết bạn nghĩ gì, và cũng không ai có thời gian dành để đọc tâm trí bạn, bạn không thể mong đợi họ biết được những mong đợi của bạn nếu bạn không giao tiếp một cách rõ ràng và thường xuyên.
Hãy làm điều đó, chắc chắn công việc của bạn sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.
3. Nguyên tắc 3: Tạo quan hệ đối tác tích cực, ngừng đàm thoại tiêu cực
Khi nghe nhân viên hoặc khách hàng của bạn phàn nàn về điều gì đó, hãy tin là tất cả đều có lý do. Bạn nên dành thời gian kiểm tra, tương tác với khách hàng để xây dựng sự hợp tác tích cực với nhân viên và khách hàng của bạn.
Sau đó cùng nhau đề xuất ra những giải pháp, cùng nhau làm việc và cùng nhau phát triển.
4. Nguyên tắc 4: Hãy mạnh dạn bày tỏ ý kiến cá nhân
Khi bạn giao tiếp là bạn đang xây dựng sự tự tin của bạn, điều này sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả hơn và góp phần cải thiện kỹ năng giao tiếp cho bạn ngày một tốt hơn.
Bạn sẽ ngày càng hoàn thiện và bản thân cũng như xây dựng được lòng tin và có sức ảnh hưởng đến khách hàng của bạn.
5. Nguyên tắc 5: Chịu trách nhiệm – đừng đổ lỗi hay bào chữa
Điều quan trọng nhất trong nghệ thuật giao tiếp đó là bạn cần chịu trách nhiệm với lời nói của bản thân mình, khi phát sinh vấn đề, thay vì tìm kiếm người nào đó để đổ lỗi cho những sai lầm, hãy tập trung tìm kiếm các giải pháp khắc phục.
6. Nguyên tắc 6: Đứng dậy nhanh chóng sau mỗi sai lầm
Tất cả chúng ta đều sẽ có lúc phạm sai lầm, đó là điều hiển nhiên trong cuộc sống và trong kinh doanh cũng vậy. Nhưng khi bạn mắc sai lầm, thay vì lo lắng từ đó dậm chân tại chỗ, ngại tiến về phía trước là hoàn toàn sai lầm.
Hãy nhìn nhận sai lầm của bản thân, học hỏi từ nó sau đó hãy thử lại một lần nữa theo cách tốt hơn.
7. Hãy chọn lọc từ ngữ kĩ càng trước khi nói
Hãy cân nhắc thật kĩ những gì bạn dự định nói, đặc biệt khi nói chuyện với khách hàng, điều này lại càng quan trọng hơn.
Tránh dùng những cụm từ không phù hợp, bạn cũng cần chú ý đến danh xưng, hãy sử dụng “chúng tôi” thay vì “tôi” hay “bạn”.
Khi trò chuyện với khách hàng thông qua tin nhắn cũng vậy, hãy thật khéo léo.
Để xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng bạn cần phải dành thời gian tìm hiểu, nắm bắt tâm lý, đồng thời đặt mình vào vị trí của họ để mang đến cho họ những giải pháp giá trị nhất.
Xem thêm: